Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động đấu giá đất để giải cứu tình trạng địa phương thiếu nguồn tài chính

13:26 | 22/11/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Các nhà quản lý địa phương tại Trung Quốc đang gấp rút đưa ra các giải pháp nhằm giải cứu tình trạng thiếu hụt tài chính bằng cách đấu giá đất do tư nhân nắm quyền sử dụng .

Trong vòng 3 tháng qua, 3/4 đất được bán trong các cuộc đấu giá ở 22 thành phố lớn tại Trung Quốc đã được mua lại bởi các nhà đầu tư ở địa phương. Trước đây, họ chỉ mua khoảng 45% các lô đất được bán trong các cuộc đấu giá, đây có thể coi là nguồn thu nhập lớn nhất của chính quyền địa phương.

Những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản của nước này, lĩnh vực vốn được tính là chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới trong 1 năm đã khiến Evergrande và các nhà đầu tư tư nhân khác của nước này đứng bên bờ vực phá sản. Chính điều đó đã làm giảm nhu cầu của người mua tại các cuộc đấu giá, ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề tài chính của các chính quyền địa phương.

Chai Duo, giáo sư tại Đại học Tài chính và Kinh tế Bắc Kinh đồng thời là cố vấn chính phủ cho biết: “Chính quyền địa phương đang trông cậy nhiều vào các tập đoàn nhà nước, có quyền tiếp cận tín dụng với lãi suất ưu đãi, giữ cho giá đất không bị hạ xuống mức thấp nhất. Cùng với đó, các tư nhân  có đất đang tập trung bán đất để tháo gỡ khó khăn do nợ nần gây ra”.

Các nhà đầu tư thuộc sở hữu nhà nước bao gồm cả các tổ chức hỗ trợ của chính phủ trước đây thường tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng hơn là tập trung vào bất động sản. Các tổ chức này chiếm khoảng 1/3 số lượng mua đất tại các cuộc đấu giá kể từ tháng 9, năm ngoái con số này chỉ đạt khoảng 10%.

Một quan chức tại quỹ đầu tư Fenghua Urban cho biết: “Việc chúng tôi mua đất là quyết định mang tính chất chính trị, chứ không chỉ đơn thuần là  giao dịch kinh doanh”. Quỹ đầu tư Fenghua là một tổ chức hỗ trợ tài chính cho chính quyền địa phương (LGFV) tại phía đông thành phố Ninh Ba, họ đã trả 682 triệu Nhân dân tệ khoảng 107 triệu USD mua hai mảnh đất vào đầu tháng này.

Tuy nhiên, không phải lúc nào các tổ chức này cũng có thể lấp đầy khoảng trống do khu vực kinh tế tư nhân để lại. Cũng kể từ đầu tháng 9, gần 1/3  các cuộc đấu giá đều thất bại, không có nhà thầu nào sẵn sàng bỏ tiền ra kể cả khi mức giá tối thiếu. 

Bắc Kinh – một trong những thị trường bất động sản nóng nhất tại Trung Quốc, 26 trong 43 lô đất được đưa ra đấu giá tại đây đã không thu hút được nhiều người.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp nhằm nới lỏng áp lực lên thị trường bất động sản nhưng điều đó vẫn không phát huy tác dụng và  có dấu hiệu dừng lại trước  “lằn ranh đỏ” của “giới hạn đòn bẩy” đã đẩy Evergrande và một số nhà phát đầu tư khác đến bờ vực.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc gần đây đã công bố dữ liệu cho thấy mức tăng mạnh của việc vay thế chấp trong tháng 10.

WeiHe và Xiaoxi Zhang  Ở Gavekal Dragonomics, công ty nghiên cứu ở Bắc Kinh trong một báo cáo gần đây cho thấy các ngân hàng đã được cho phép hoặc khuyến khích đẩy mạnh việc cho vay thế chấp”.

Vào 8/11, Niu Wei, giám đốc điều hành của Tập đoàn Excellence ở Thâm Quyến đã nói trong một hội thảo kinh tế ở Thâm Quyến, các ngân hàng, công ty, nhà đầu tư và một số tổ chức nhà nước, cho rằng: “ Công ty của ông không còn đủ năng lực để có mặt tại các cuộc đấu giá khi phải chi hơn 21 tỷ Nhân dân tệ mua các lô đất trong năm nay”.

                                                                         Thu Hằng (theo Financial Times)