Trương Mỹ Lan - Nữ tướng tạo nên sự thành công Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Hà Lan 07:00 | 17/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Nhắc đến những nữ tướng tài giỏi nhất và thành công của làng chứng khoán Việt Nam, bên cạnh những cái tên đình đám như Nguyễn Thị Phương Thảo - Madam Vietjet, Mai Kiều Liên - Bà chủ sữa Việt Vinamilk, Cao Thị Ngọc Dung - CEO nữ trang cao cấp PNJ... giới kinh doanh và công chúng không thể không nhắc đến doanh nhân Trương Mỹ Lan - thủ lĩnh tối cao của một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam mang tên Vạn Thịnh Phát.

Doanh nhân Trương Mỹ Lan là ai?

Doanh nhân Trương Mỹ Lan tên thật là Trương Muội. Bà sinh ngày 13 tháng 10 năm 1956 tại TP.HCM, là doanh nhân người Việt gốc Hoa nổi tiếng. Bà là sáng lập viên và hiện tại đang nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Vạn Thịnh Phát (VTP Holdings Group) - một trong những đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn và bất động sản lớn nhất Việt Nam.

Chồng của bà Trương Mỹ Lan là ông Eric Chu Nap Kee - được biết đến tư cách là thành viên hội động quản trị của VTP Holdings Group, ông đồng thời là doanh nhân nổi tiếng của làng bất động sản Hồng Kông. Họ có với nhau một người con chung là Chu Duyệt Phấn (Elizabeth Chu) sinh năm 1994.

Năm 2016, cô trở thành tân Chủ tịch ZS Hospitality Group - một trong những công ty con thuộc chuỗi hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát khi mới 22 tuổi.

Doanh nhân Trương Mỹ Lan.

Bà Mỹ Lan có hai cháu ruột là Trương Lập Hưng và Trương Huệ Vân. Ông Trương Lập Hưng sinh năm 1986 là đại diện pháp luật của nhiều công ty tiêu biểu như CTCP Tập đoàn Horizon; CTCP INN SaiGon; CTCP Value Tech... Trong khi Trương Huệ Vân được biết đến với tư cách là vợ của chàng nghệ sĩ đa tài Thanh Bùi.

Tuy sở hữu gia thế khủng và nắm giữ nhiều vị trí trọng yếu tại các dự án vàng đến cả doanh nghiệp thuộc hàng bậc nhất tại Việt Nam, thế nhưng đời tư của Gia tộc nữ Đại gia họ Trương vẫn là một dấu chấm hỏi lớn với truyền thông. Phần lớn những thông tin mà báo chí biết về nữ đại gia này là thương vụ thâu tóm hàng loạt của Vạn Thịnh Phát đến những hoạt động xã hội nổi bật của nữ Chủ tịch VTP Holdings.

Nữ tướng sở hữu khối tài sản nghìn tỷ

Năm 1992, nhận thấy tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh đã đủ, lẫn tiềm năng lên ngôi của ngành nhà hàng khách sạn, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan quyết định thành lập nên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát chuyên cung ứng dịch vụ ẩm thực - nghỉ dưỡng sau đó mở rộng ra kinh doanh trên lĩnh vực bất động sản. Trong bối cảnh nhà đất lên cao từ cuối những năm 90 đến nay, Vạn Thịnh Phát gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng và trở thành đế chế giật ngôi đầu những đơn vị chuyên bất động sản nhất Việt Nam.

Năm 2007 là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của nữ đại gia họ Trương khi đưa con tinh thần Vạn Thịnh Phát chính thức cổ phần hóa với số vốn điều lệ là trên 6000 tỷ đồng. Số vốn này đã tăng lên 12.800 tỷ đồng vào năm 2020. Trong đó, số cổ phần của bà Trương Mỹ Lan - thuyền trưởng của tập đoàn lên đến trên 80%. Đây cũng đồng thời là dấu mốc để khẳng định được sự thống trị và thăng hạng của Vạn Thịnh Phát trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đến nay, dưới sự dẫn dắt của vị thuyền trưởng tài ba Trương Mỹ Lan, VTP Holdings Group là hệ sinh thái rộng lớn hữu đa dạng những công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phân bổ chi nhánh trên toàn quốc lẫn nước ngoài, tiêu biểu nhất có thể kể đến như: Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Đầu tư An Đông (vốn đăng ký 9.000 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam (Vốn điều lệ 2.100 tỷ đồng, thuộc sở hữu của ông Chu Nap Kee Eric – chồng bà Trương Mỹ Lan) và Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula (vốn đăng ký 18.000 tỷ đồng)....

Là tên tuổi bất động sản có tên tuổi, đế chế của doanh nhân Trương Mỹ Lan luôn gây “sốc” cho dân trong ngành đến công chúng với hàng loạt những thương vụ thôn tính đất vàng tại những khu vực đắc địa bậc nhất TP.HCM tạo ra những siêu dự án khủng.

Doanh nhân Trương Mỹ Lan sở hữu những khu đất vàng tại TP.HCM

Vạn Thịnh Phát cùng các công ty con hiện sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton,... Nổi bật trong đó tòa nhà Times Square cao 40 tầng có vị trí đắc địa khi sở hữu hai mặt tiền Nguyễn Huệ và Đồng Khởi.

Tập đoàn này còn sở hữu nhiều dự án khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence và Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence.

Bà chủ Vạn Thịnh Phát còn nhiều lần gây bất ngờ cho những đại gia trong giới bất động sản khi đứng ra thâu tóm các khu đất vàng ở TP.HCM như việc mua lại tòa tháp Vincom Centre A (Union Square sau này), Thuận Kiều Plaza, Sài Gòn Peninsula...

Trong đó, Thuận Kiều Plaza do Công ty cổ phần An Đông mua lại với giá gần 700 tỷ đồng và cho xây dựng lại thành trung tâm thương mại The Garden Mall.

Thuận Kiều Plaza (Khu cao ốc liên hợp gia cư và thương mại Thuận Kiều Plaza) được xây dựng trên khu đất vàng quận 5, có diện tích 9.971 m2 gồm 3 tháp cao 33 tầng với tổng số 648 căn hộ, khu trung tâm thương mại và các công trình tiện ích khác như hồ bơi, khu giải trí, nhà xe.

Dự án từng được coi là biểu tượng phát triển của thành phố, nhưng khi hình thành lại không phát triển như kỳ vọng, thay vào đó là khung cảnh hoang tàn, không bóng người.

Sau khi về tay Vạn Thịnh Phát, 3 tòa tháp chuyển từ màu hồng trắng sang màu xanh lá cây, sửa chữa lại phần trung tâm thương mại bên dưới và đổi tên dự án từ Thuận Kiều Plaza thành The Garden Complex nhưng vẫn lâm vào cảnh bỏ hoang.

Mới đây, tòa nhà này đã được trưng dụng tầng 1 và 2 làm Bệnh viện dã chiến thu dung số 5 nhằm điều trị Covid-19.

Một dự án khác của Vạn Thịnh Phát cũng lâm vào cảnh bỏ hoang, chậm tiến độ là Sài Gòn Peninsula.

Dự án có diện tích 118 hécta với tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ USD thuộc phường Phú Thuận (Quận 7), đã được Công ty cổ phần tập đoàn Sài Gòn Peninsula khởi công từ tháng 4/2016. Tuy nhiên, do vướng nhiều thủ tục pháp lý nên dự án bị chậm tiến độ.

Bên cạnh những dự án bất động sản kếch xù nằm ở trung tâm TP.HCM, “bàn trùm” của Vạn Thịnh Phát còn được biết đến với tư cách là cổ đông lớn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (SCB), ngân hàng có số vốn điều lệ khủng là trên 20.000 tỷ đồng vào năm 2018 và tổng tài sản khoảng 492.000.000 đồng vào năm 2021.

Đây là ngân hàng được tái cơ cấu lại từ 3 ngân hàng nhỏ bao gồm: Tinnghiabank, SCB và FIcombank... Trong đó, ban Giám đốc của ngân hàng là cổ đông lớn tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú…