Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.
Theo các doanh nghiệp dệt may, nhiều đơn hàng đã trở lại ngay trong những tháng đầu năm 2024 tuy nhiên mới chỉ hồi phục về lượng, chưa có hồi phục về giá.
Bộ Công Thương cho biết, Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai việc điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới sẽ diễn ra vào ngày 26/4 tại Tp. Cần Thơ.
Sáng 23/4 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức họp báo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam qua Ấn bản tháng 4 năm 2024, với tiêu đề “Đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Đây là chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh vai trò thiết yếu của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Theo TS Cấn Văn Lực, kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa để mở ra thêm trợ lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Để làm được điều này, chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ lực.
Theo các chuyên gia, việc NHNN đấu thầu vàng sẽ khiến giá vàng trong nước giảm mạnh, thu hẹp khoảng cách với vàng thế giới nhưng không xử lý được câu chuyện giá vàng SJC 'một mình một chợ' vì vẫn độc quyền.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 164/QĐ-TCDT phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện 196 gói thầu, mua tổng số 220.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2024 tại các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.