Vì sao "ông lớn" Toyota phải cắt giảm mạnh sản lượng trong tháng 9?
Toyota cho biết hôm thứ Năm rằng họ sẽ tạm ngừng sản xuất trong tháng 9 tại các nhà máy ở nước ngoài và 14 nhà máy ở Nhật Bản để cắt giảm sản lượng 360.000 chiếc. Một số dây chuyền sản xuất sẽ đóng cửa trong cả tháng. Công ty đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo các bộ phận từ các nhà cung cấp Đông Nam Á vốn đã bị đình chỉ hoạt động trong bối cảnh gia tăng các ca mắc Covid-19. Tình trạng thiếu chip cũng là một yếu tố khác.
Cắt giảm sản lượng do nguồn linh kiện
Giữa tháng 8, Toyota Motor phát thông báo về việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất tại Nhật Bản do thiếu nguồn cung linh kiện, buộc hãng phải cắt giảm 40% sản lượng trong tháng 9.
Đây là kết quả đến từ sự lan rộng của biến thể Delta tại Đông Nam Á khiến các bên cung ứng của Toyota trong khu vực phải ngừng sản xuất, dẫn đến thiếu hụt linh kiện và phụ tùng, Bloomberg đưa tin.
Cụ thể, trong kế hoạch mới nhất được đưa ra vào tháng 7, nhà sản xuất ô tô đã đặt mục tiêu sản xuất ít hơn 900.000 chiếc trong tháng, nhưng con số đó đã giảm xuống còn khoảng 500.000 chiếc do cuộc khủng hoảng liên quan đến chuỗi cung ứng.
Toyota Motor phát thông báo về việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất tại Nhật Bản
Giám đốc mua sắm (quản lý nguồn cung) Kazunari Kumakura của Toyota Motor cho biết: “Tình trạng thiếu chip cũng là một vấn đề, nhưng tác động lớn là do COVID-19 ở Việt Nam và Malaysia”.
Tuy không chịu ảnh hưởng lớn bởi tình trạng thiếu chip, nhưng các thành phần khác đang bắt đầu thiếu hụt khi các quốc gia Đông Nam Á, nơi có các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của công ty, phải vật lộn để ngăn chặn COVID-19. Điều này buộc Toyota phải tạm dừng các dây chuyền lắp ráp trong và ngoài nước.
“Nhất là ở Đông Nam Á, sự lây lan của COVID-19 và các biện pháp chống dịch đang ảnh hưởng mạnh đến các nhà cung cấp của chúng tôi”, Giám đốc phụ trách mua hàng của Toyota, ông Kazunari Kumakura, cho biết.
Việc cắt giảm sản lượng lên tới khoảng 350.000 chiếc, có nghĩa là nhà sản xuất ô tô sẽ tạm ngừng dây chuyền sản xuất tại nhiều nhà máy trong nước, bao gồm cả nhà máy Takaoka ở tỉnh Aichi bắt đầu từ đầu tháng tới. Sản xuất ở Bắc Mỹ, Trung Quốc và châu Âu có thể sẽ được thu nhỏ lại hàng chục nghìn chiếc.
Điều này sẽ khiến sản lượng toàn cầu của Toyota trong tháng thấp hơn nhiều so với tháng 9 năm ngoái. Trước đó, khi nhu cầu bắt đầu phục hồi từ giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, Toyota đã xuất xưởng 840.000 chiếc.
Từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, Toyota đã tạm dừng dây chuyền lắp ráp tại một số nhà máy ở Aichi, bao gồm cả nhà máy Tahara, do sự gia tăng dịch COVID-19 ở Việt Nam, gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng và gây khó khăn cho việc mua phụ tùng. Công ty cũng đã tạm ngừng một số dây chuyền sản xuất tại nhà máy Takaoka vào đầu tháng này do tình trạng thiếu chip.
Cổ phiếu của các nhà cung cấp linh kiện và các chi nhánh của Toyota cũng sụt giảm, trong đó Toyota Industries Corp giảm 4,1% và Aisin Corp giảm 5,8%. Toyota đóng góp 12% tổng doanh thu của Toyota Industries và 57% tổng doanh thu của Aisin Corp.
Ông Kazunari Kumakura cho biết, việc nhà máy của các đối tác bị đóng cửa vì các ca nhiễm SARS-CoV-2 làm chuỗi cung ứng bị đứt gãy nhanh chóng.
Ông Kumakura từ chối bình luận chi tiết về tình trạng thiếu phụ tùng của Toyota, nhưng đại diện của Toyota lưu ý rằng chuỗi cung ứng ở Việt Nam và Malaysia bị ảnh hưởng đặc biệt.
Thực tế, từ tháng 7 Toyota đã bắt đầu xem xét và đánh giá tình hình hoạt động của các nhà cung ứng linh kiện ở Đông Nam Á. Lúc này, biến thể Delta tiếp tục lây lan phức tạp và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, lượng linh kiện và phụ tùng dự trữ của Toyota không đủ đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra như kế hoạch đề ra. Điều này khiến hãng ôtô hàng đầu thế giới buộc phải tạm ngưng hoạt động nhiều dây chuyển lắp ráp ở Nhật Bản trong tháng 9.
Toyota cho biết khoảng 27 dây chuyền trong 14 nhà máy ở Nhật Bản bị ảnh hưởng, tác động đến các mẫu xe quan trọng như RAV4, Corolla, Prius, Camry và Lexus RX.
Trước đó vào cuối tháng 7, 3 nhà máy Toyota tại Thái Lan đã phải tạm ngừng hoạt động vài ngày. Lý do cũng là các đối tác cung ứng không thể sản xuất vì dịch Covid-19, dẫn đến thiếu linh kiện, phụ tùng.
Ảnh hưởng chung do dịch Covid-19
Trong thập kỷ qua, các hãng ôtô Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào Đông Nam Á với ưu thế nhân công giá rẻ. ASEAN được xem là khu vực hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, trong bối cảnh đất nước tỷ dân xảy ra căng thẳng thương mại với Mỹ.
Theo thống kê, Thái Lan là nơi đặt nhiều nhà máy quan trọng của Toyota, Mitsubishi, Honda và Nissan. Trong khi đó, chỉ riêng Toyota đã có hơn 400 đơn vị cung cấp linh phụ kiện hoạt động ở Malaysia và Việt Nam.
Việt Nam là một trong các nguồn cung cấp dây điện lớn nhất của Toyota. Còn Malaysia vài năm qua nổi lên như một trung tâm lớn về gia công đóng gói và hoàn thiện chip. Dù vậy, công đoạn cuối này ítsinh lời nhất trong quy trình sản xuất chất bán dẫn.
Hai nhà sản xuất ô tô khác của Nhật Bản – Honda Motor và Nissan Motor – cũng tạm dừng một số hoạt động sản xuất
Mặc dù đang trải qua giai đoạn khó khăn, tín hiệu lạc quan đã quay trở lại với hãng xe Nhật Bản. Toyota cho biết sẽ khôi phục lại sản lượng bình thường trong tháng 10.
Được biết, nhà máy cung ứng dây điện cho Toyota tại Hải Dương đã hoạt động trở lại vào tuần thứ 2 của tháng 8 sau khi phải đóng cửa vì có ca nhiễm Covid-19. Song song đó, các bên sản xuất chip ở Malaysia cũng trở lại hoạt động bình thường vào tuần trước.
Trả lời về khả năng Toyota và các nhà sản xuất khác tiến hành điều chỉnh hệ thống sản xuất, chuyên gia phân tích Tatsuo Yoshida của Bloomberg Intelligence cho rằng đợt bùng phát biến chủng Delta ở Đông Nam Á diễn ra trong thời gian tương đối ngắn nên việc xây dựng lại chuỗi cung ứng có thể khó xảy ra.
Để tìm kiếm nguồn cung ứng đơn lẻ và đa dạng hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, các trung tâm sản xuất đã được xây dựng và vận hành ổn định ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Toyota sẽ cần xem xét lại cách phân bổ sản xuất và tính đến nhiều rủi ro để không rơi vào tình thế bị động như vừa qua, ông Kazunari Kumakura, giám đốc mua sắm của hãng xe Nhật Bản chia sẻ.
Giáo sư Howard Yu cũng cho rằng nhà sản xuất nên tính đến sự cân bằng giữ hiệu quả sản xuất và khả năng phục hồi khi có biến động. Không chỉ Toyota mà các nhà sản xuất khác cũng cần chú trọng hơn vào khả năng xử lý các khủng hoảng ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất.
Xét rộng hơn ở khu vực châu Á, nhiều hãng xe cũng đang gặp khó khăn tương tự Toyota và không tránh khỏi tình thế phải thu hẹp sản xuất. Tại Nhật Bản, Suzuki Motor thông báo sẽ cắt giảm 20% sản lượng xe nội địa trong tháng 9.
Maruti Suzuki India, nhà sản xuất ôtô lớn nhất ở Ấn Độ, cho biết công suất hoạt động trong tháng cuối cùng của quý III có thể thấp hơn 40% so với thông thường. Trong khi đó, Tata Motors tuần trước đổ lỗi cho các đợt ngừng sản xuất gần đây ở Đông Á do Covid-19 khiến tình hình của chuỗi cung ứng trở nên tồi tệ hơn.
Hai nhà sản xuất ô tô khác của Nhật Bản – Honda Motor và Nissan Motor – cũng tạm dừng một số hoạt động sản xuất vì lý do tương tự. Doanh số bán xe tăng nhanh ở Mỹ và Trung Quốc, nơi nhu cầu đã tăng mạnh trở lại nhờ tiến bộ trong việc triển khai vắc xin. Các nhà phân tích cho rằng các nhà sản xuất ô tô hy vọng tận dụng xu hướng này để nhanh chóng đưa dây chuyền sản xuất của họ đi vào hoạt động trở lại. Một chiến lược khả thi là củng cố chuỗi cung ứng của họ.
Các nhà sản xuất ô tô khác cũng cảm thấy tác động của việc ngừng hoạt động ở Đông Nam Á làm gián đoạn lịch trình sản xuất của các nhà cung cấp. Cụ thể, Honda Motor đã cắt giảm sản lượng 20.000 xe tại thành phố Quảng Châu của Trung Quốc trong tháng này, tương đương 20% kế hoạch sản xuất tính đến cuối tháng 7.
Nissan Motor đã đóng cửa nhà máy ở bang Tennessee của Mỹ trong 2 tuần do ảnh hưởng của việc mua chip từ Malaysia. Volkswagen, General Motors và các nhà sản xuất ô tô toàn cầu khác cũng buộc phải cắt giảm sản lượng kể từ cuối năm ngoái, chủ yếu là do sự thiếu hụt chất bán dẫn.
Huy Hùng
Xem thêm: Liên tục triệu hồi hàng chục nghìn xe ô tô, Toyota Việt Nam nói gì?