Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị đại gia Tuấn “mượt“ của Gelex “thâu tóm“?

11:37 | 05/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Gelex đang là cổ đông lớn thứ hai tại Viglacera với tỷ lệ nắm giữ 26,64% cổ phần. Một công ty khác thuộc họ hàng nhà Gelex là Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex cũng đang nắm giữ 19,43% cổ phần tại đây.
Theo Nghị quyết mới đây của Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex), công ty này có ý định mua vào đến mức chi phối tại Viglacera.

Trong năm 2020, Tổng công ty Viglacera ghi nhận doanh thu đạt 9.413 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 665,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 7,2% và 12,4% so với thực hiện trong năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 23,9% lên 24,6%.

Năm 2020, Viglacera đề ra kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.300 tỷ đồng, lãi trước thuế hợp nhất đạt 750 tỷ đồng. Như vậy, năm 2020 với lợi nhuận trước thuế đạt 840,4 tỷ đồng, doanh nghiệp hoàn thành 112,1% kế hoạch lợi nhuận.
 
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị Gelex thâu tóm?
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị Gelex thâu tóm?

Tính tới 31/12/2020, Gelex đang hạch toán Viglacera là công ty liên doanh, liên kết. Nếu giao dịch thành công sẽ chuyển sang công ty con và hợp nhất vào báo cáo Gelex.

Cùng ngày, tổng tài sản của Viglacera tăng 8,6% so với đầu năm lên 21.51,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là bất động sản đầu tư là 5.484,4 tỷ đồng, chiếm 25,5% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn là 3.851,6 tỷ đồng, chiếm 17,9% tổng tài sản; tài sản cố định là 3.802,1 tỷ đồng, chiếm 17,7% tổng tài sản; tồn kho là 3.601 tỷ đồng, chiếm 16,7% tổng tài sản; tiền và các khoản tương đương tiền là 2.023,7 tỷ đồng, chiếm 9,4% tổng tài sản.
 
Gelex đăng ký mua 22,5 triệu cổ phiếu Viglacera để nâng sở hữu từ 26,64% lên 31,65% vốn tại Viglacera, giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/3 đến 6/4.

Trong cuộc họp giao ban tháng đầu tiên của năm 2021, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn định hướng công ty mở rộng và đầu tư mạnh mẽ vào thị trường miền Nam.

Theo ông Tuấn, những dấu hiệu khởi sắc của nhóm kính đã mang lại những hiệu quả rõ rệt về việc đầu tư tại đây, đơn cử là Công ty Kính nổi Viglacera tại Bình Dương, Nhà máy Kính tiết kiệm năng lượng và gần đây là Nhà máy kính nổi siêu trắng Phú Mỹ.
 
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị Gelex thâu tóm?
Ông Nguyễn Văn Tuấn trên cương vị Chủ tịch HĐQT Gelex
Đại gia Nguyễn Văn Tuấn (nhiều thành viên thị trường vẫn quen gọi là Tuấn “mượt”) trước đó đã 2 lần gây chấn động thị trường với các thương vụ M&A nghìn tỷ, thâu tóm lượng lớn cổ phần ở 2 tổng công ty khủng có “gốc” Nhà nước, là Gelex và Viglacera.

Thời điểm năm ngoái vị thế của vị doanh nhân 8x nhiều khả năng được củng cố thêm khi Bộ Xây dựng vẫn đang có kế hoạch thoái hết vốn tại Viglacera, còn nhóm Gelex nắm giữ nhiều lợi thế trong cuộc đua giành quyền chi phối.
 
Thời điểm hiện tại, cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất tại Viglacera là Bộ Xây dựng với 53,97% cổ phần.

Gelex đang là cổ đông lớn thứ hai tại Viglacera với tỷ lệ nắm giữ 26,64% cổ phần. Một công ty khác thuộc họ hàng nhà Gelex là Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex cũng đang nắm giữ 19,43% cổ phần tại đây.
 
Hải Yến