VNR kêu cứu vì vướng mắc `chậm` phân bố vốn bảo trì

07:47 | 15/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng chính phủ về các vướng mắc trong việc phân bổ kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng dẫn đến 11.315 công nhân bị nợ lương.
VNR là đơn vị quản lý và chịu trách nhiệm duy tu, bảo trì 3.143km đường sắt trên cả nước. Tuy nhiên, tới thời điểm này vẫn còn vướng mắc chưa được giải quyết khi có nhiều cấp quản lý, nhiều thủ tục hành chính trong việc quản lý, bảo trì và khai tác tài sản - Trong đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được Bộ GTVT trình Thủ tướng có nêu rõ.
 
Đặc biệt đối với việc gia tăng cấp phép, phê duyệt đề án con khi đề xuất cơ chế giao dự toán kinh phí bảo trì cho Cục Đường sắt Việt Nam. VNR cũng bày tỏ: "Cục Đường sắt hiện chỉ có hơn 100 nhân lực, nếu giao vốn về cục rồi mới phân bổ sẽ làm chậm trễ, ách tắc công tác bảo trì cho VNR".
 
Theo dự toán, phần vốn ngân sách bảo trì hàng năm về đường sắt là 2.800 tỉ đồng nhưng tới thời điểm hiện tại thì phần vốn này chưa được giao xuống. Điều này đã dẫn đến việc 20 công ty con đảm nhận công tác bảo trì của VNR đang trong tình trạng nợ lương nhân viên và chưa có kinh phí để mua vật tư duy tu, bảo trì.
 
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR cho hay: “Đề xuất giao thêm cấp trung gian là Cục Đường sắt sẽ phá vỡ tính thống nhất giữa các hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt với công tác đảm bảo an toàn chạy tàu, làm đình trệ hoạt động vận tải đường sắt, triệt tiêu vận tải đường sắt”.
 
VNR kêu cứu vì vướng mắc `chậm` phân bố vốn bảo trì - ảnh 1
 
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR
 
Bộ Tư pháp cho biết, đại diện tất cả các bộ ngành (trừ Bộ GTVT) đều thống nhất ý kiến lựa chọn phương án giao cho VNR quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đến năm 2030. Bộ này cũng cho rằng, phương án Bộ GTVT giao dự toán cho VNR như trước đây không trái quy định, giảm các khâu trung gian không cần thiết.
 
Đây không phải là lần đầu VNR kêu cứu. Tháng 2/2020, việc chưa nhận được dự toán khiễn cho 11.315 người lao động không có tiền lương dẫn đến nguy cơ phải dừng chạy tàu.
 
 
Tâm Phạm