Xác nhận có gian lận, Bộ Công Thương đề nghị `soi` kỹ xuất xứ hàng hóa

16:37 | 03/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cùng cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ nhận được cảnh báo của Bộ Công thương về vấn đề xuất xứ hàng hóa.

Công văn số 349/XNK-XXHH vừa được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ban hành, đề nghị các cơ quan tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi tiến hành một số nội dung đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Để các lô hàng được đảm bảo ưu đãi thuế quan thì tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa phải được loại bỏ triệt để. 

Cũng theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu, từ năm 2020 trở lại đây, Việt Nam đã cấp 1,35 triệu bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), thì chỉ khoảng gần 1200 bộ C/O cơ quan hải quan nước nhập khẩu đề nghị xác minh xuất xứ. Như vậy, tỷ lệ bị hải quan nước bạn đòi hỏi chứng minh xuất xứ hàng hóa là khá ít.

Tuy nhiên, không nên vì vậy mà chủ quan. Vì chỉ cần bị phát hiện là nguy cơ hàng Việt bị khởi xướng điều tra, đánh thuế là rất cao. Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) đã từng lên tiếng cảnh báo và đề nghị Bộ Công thương vào cuộc điều tra bởi nghi ngờ các sản phẩm mặt hàng bộ phận tủ bếp, tủ nhà tắm, gỗ dán... xuất sang Mỹ bị gỗ Trung Quốc "trà trộn". 

Xác nhận có gian lận, Bộ Công Thương đề nghị `soi` kỹ xuất xứ hàng hóa - ảnh 1

Không thể để hàng hóa bị làm giả xuẩt xứ khiến hàng Việt bị đánh thuế

Xác nhận điều này, Bộ Công Thương cho biết, đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp gian lận trong kê khai, làm giả chứng từ để gian lận xuất xứ. Các sản phảm bị làm giả chủ yếu là một số loại hạt, mặt hàng tấm gỗ ghép, mặt hàng điện tử. 

Do đó, Bộ Công thương yêu cầu gia tăng kiểm tra lên mức cao nhất với hồ sơ đề nghị cấp C/O đối của nhiều loại hàng hóa xuất khẩu có nguy cơ gian lận xuất xứ như linh kiện ô tô, các sản phẩm sắt, thép, hương (nhang) và các nguyên liệu làm hương, linh kiện ô tô, máy móc, thiết bị điện,…

Bên cạnh đó, cần chú ý tới các mặt hàng thuộc danh sách theo dõi có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế được sẽ được Bộ thông báo và cập nhật hằng quý. Ngoài ra, còn có các mặt hàng doanh nghiệp từ trước tới nay chưa (hoặc ít khi) đề nghị cấp C/O.

Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O ưu đãi sẽ tăng cường và làm chặt hơn công tác xác minh năng lực sản xuất thực tế của doanh nghiệp. Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ, Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 39/2018/TT-BCT đã quy định rất rõ về việc  này. 

Vấn đề tuyên truyền, phổ cập, giải đáp về chính sách và quy định về xuất xứ hàng hóa đối với các doanh nghiệp đến làm thủ tục đề nghị cấp C/O cung được Bộ Công Thương lưu ý tới trong công văn. 

Việc ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa không chỉ đến từ các Bộ, ngành mà còn cần đến từ cộng đồng doanh nghiệp. 

Bộ Công Thương khuyến cáo nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm thì các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết. Tránh đi tình trạng vì hành động của một vài đơn vị mà ảnh hưởng đến toàn ngành xuất khẩu. 

H.S

Xem thêm: Bộ Công Thương nêu hàng loạt chính sách, biện pháp để bình ổn giá thép