Xe điện là xu hướng nhưng giá cả đang là rào cản

Bình An 14:21 | 20/10/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đây là nhận định của đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) tại Hội thảo quốc tế về phát triển xe điện ở Việt Nam do Báo giao thông tổ chức sáng nay (20/10).

Xe điện là xu hướng nhưng giá cả đang là rào cản 

Theo đại diện VAMA, xe điện hóa là xu hướng chung trên toàn cầu. Về sự phát triển của thị trường ô tô ở Việt Nam, ông Quyết cho biết, từ năm 2015 đến nay, doanh số bán của toàn thị trường từng năm tăng dần. Theo thống kê 8 tháng đầu năm, thị trường cả nước đã bán ra hơn 236.000 xe đáng chú ý đã có hơn 4.000 xe điện hóa (BEV và HEV) được bán ra tại Việt Nam. 

Về các yếu tố tác động tới sự chuyển đổi sang xe điện hóa tại Việt Nam, ôngĐào Công Quyết, đại diện VAMA đề cập đến 3 yếu tố.

Cụ thể, gồm: Yếu tố phát thải CO2 và cơ cấu năng lượng.

Khi các quốc gia đặt mục tiêu giảm khí thải CO2 cần tính đến cả CO2 phát thải trong quá trình sản xuất xe, sản xuất pin và CO2 phát thải trong quá trình tạo ra điện để nạp cho xe trong trường hợp của xe điện.

Từ năm 2016-2018, ở Việt Nam, do hệ số phát thải của điện lưới còn cao nên có thể nói rằng xe xăng/dầu “xanh hơn” so với các xe sạc điện nếu xét đến mức phát thải (gCO2/km) cho tất cả các quá trình: Well-to-Wheel, quá trình sản xuất xe và quá trình sản xuất pin cho xe điện.

Yếu tố Cơ sở hạ tầng (Trạm sạc), yêu cầu phải Trạm sạc có chi phí hợp lý: Đối với các nước đã phát triển về các dòng xe điện hóa, trạm sạc là điều kiện tiên quyết. Trạm sạc cũng cần được bao phủ rộng rãi với chi phí hợp lý cho khách hàng.

Do đặc thù Việt Nam, hầu hết các gia đình không đủ điều kiện để lắp đặt trạm sạc tại nhà, trong khuôn viên của gia đình mình trong khi sạc tại nhà là một hình thức sạc phổ biến cho xe điện. Tiêu thụ điện để sạc cho xe điện đòi hỏi nguồn cung cấp điện của Việt Nam phải tăng lên rất nhiều.

 

Yếu tố Ngành công nghiệp (Chi phí sản xuất - giá xe), để phổ cập xe điện hóa đến khách hàng, giá xe cũng là 1 yếu tố quan trọng. Ở thời điểm năm 2020, chi phí trực tiếp sản xuất ra xe thuần điện cao hơn 45% so với xe động cơ đốt trong. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2030, con số này sẽ được thu hẹp lại còn khoảng 9%.

Đặc biệt, ông Quyết nhấn mạnh, ưu đãi của Chính phủ đóng một vai trò quan trọng tác động tới sự chuyển đổi xe điện hóa.

 

Trong tham luận, đại diện cho Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cũng gửi tới một số đề xuất về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Theo ông Quyết, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (QĐ 1168/2014/TTg-CP) cần cập nhật với xu thế mới.

Theo đó đại diện VAMA đề xuất hàng loạt giải pháp như: Thực hiện Quyết định 876 của Thủ tướng Chính phủ, cần tham vấn Hiệp hội doanh nghiệp để có mục tiêu và lộ trình áp dụng quy định TTNL, chuyển đổi năng lượng trong ngành giao thông, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu phát triển ngành và mục tiêu giảm phát thải.

Ngoài ra,  phải có chính sách thuế phí và lộ trình phát triển xe điện hóa. Cùng với đó là Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có tính đến mức phát thải CO2 là công cụ hiệu quả để giảm mức phát thải CO2 (Chi tiết tại Phụ lục).

Cuối cùng là phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho nền công nghiệp, ông Quyết trình bày. Đặc biệt, VAMA mong muốn được phối hợp, trao đổi và tham gia ý kiến vào quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật trong lĩnh vực này.

 

Công nghệ đã sẵn sàng cho chuyển đổi?

Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đánh giá,  đây là nhiệm vụ và cơ hội của ngành giao thông: Thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26; Phát triển đồng bộ, hiện đại, bền vững; Bắt kịp xu thế và trình độ tiên tiến của thế giới.

Mục tiêu: Hệ thống GTVT xanh, phát thải ròng KNK về “0” vào năm 2050 .

Đánh giá việc thực hiện chuyển đổi xe điện tại Việt Nam, bà Hiền cho biết, về công nghệ đã sẵn sàng;Tiến bộ công nghệ, giá thành giảm.

Về kinh nghiệm Quốc tế: Lựa chọn công nghệ; Phát triển hạ tầng; Chính sách, quản lý; Tiêu chuẩn, định mức.

Về Công nghiệp: Sản xuất xe điện trong nước; Về thể chế: Hệ thống văn bản QPPL; Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức; Chiến lược, quy hoạch; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ.

Về nguồn lực, tài chính (quốc gia, Doanh nghiệp, người dân); nhân lực quản trị, kỹ thuật. Hạ tầng: Năng lực lưới điện, điện sạch; Phát triển hệ thống hạ tầng sạc điện.

 Bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT phát biểu tại hội thảo

Lộ trình chuyển đổi

Về Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Từ năm 2022, về phương tiện: Mở rộng phối trộn, sử dụng xăng E5; Thúc đẩy SX, LR và NK phương tiện sử dụng điện. Về hạ tầng sạc điện: Phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp.

Từ năm 2030, về phương tiện: Sử dụng 100% xăng E5; Từng bước hạn chế SX, LR và NK phương tiện sử dụng NLHT. Từ năm 2040, phương tiện: Dừng SX, LR và NK phương tiện sử dụng NLHT

Hạ tầng sạc điện: Dần hoàn thiện trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp.

Từ 2050, phương tiện: 100% sử dụng điện, NLX. Hạ tầng sạc điện: Hoàn thiện trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp.

 Quan điểm chuyển đổi năng lượng xanh

Về lộ trình chuyển đổi vận tải hành khách đô thị: Đội phương tiện giao thông công cộng. Từ năm 2025: 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, NLX.

Từ năm 2030: Tỷ lệ đảm nhận VTHKCC. Trong đó, Hà Nội: 45% - 50%. TP. Hồ Chí Minh: 25%; Đà Nẵng: 25% - 35%; Cần Thơ: 20%; Hải Phòng: 10% - 15%; Đô thị loại I: ít nhất 5%

Đội phương tiện giao thông công cộng: 50% xe buýt sử dụng điện, NLX. 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, NLX

Từ 2050: Về tỷ lệ đảm nhận VTHKCC: Đô thị đặc biệt: ít nhất 40%; Đô thị loại I: ít nhất 10%. Đội phương tiện GTCC: 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, NLX.

Để thực hiện nhiệm vụ này bà Hiền cũng kiến nghị loạt giải pháp như: Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch; Chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, NLX; Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh; Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải KNK; HTQT, KHCN, Nhân lực và truyền thông.