Xuất khẩu sang Úc đạt mức tăng trưởng mới

11:04 | 28/02/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tháng 1 xuất khẩu sang Úc tăng 62,08% so với cùng kỳ, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 01 năm 2021 xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc đạt mức tăng trưởng tới 62,08 % so với cùng kỳ.
 
Kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc ước đạt gần 873 triệu USD, tăng 39,92% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt gần 392 triệu USD, tăng 62,08%.

 
Xuất khẩu sang Úc đạt mức tăng trưởng mới - ảnh 1
Xuất khẩu sang Úc đạt mức tăng trưởng mới

Trong tháng 1, bên cạnh mặt hàng điện thoại, nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Úc tăng đột biến như: thuỷ sản tăng 106,09%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 69,95%, đồ chơi và bộ phận của đồ chơi tăng 218,11%, dệt may tăng 62,72%, giày dép tăng 72,47%, dây điện và dây cáp điện tăng 329,68%, chất dẻo nguyên liệu tăng hơn 900%, nông sản rau quả tăng 37,16%,...
 
Đối với các ngành hàng công nghiệp, qua số liệu xuất khẩu 2020 và tháng 1 năm 2021 cho thấy, chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam ngày càng mang lại những thành tựu rõ nét. Cụ thể, nhiều ngành hàng công nghiệp như chế biến chế tạo máy móc, chất dẻo, hoá chất, nguyên phụ liệu,...tăng trưởng mạnh mẽ.
 
Trong đợt Tết Nguyên Đán vừa qua, hàng Tết Việt Nam không chỉ được bày bán bán và tiêu thụ tốt tại hệ thống siêu thị của người Châu Á, mà còn tại hệ thống siêu thị lớn của Úc như Woolworth,... Đồng hành cùng hàng Tết Việt, Chương trình xúc tiến: Tết hàng Việt - Xuân may mắn cũng đã được Thương vụ triển khai.

Chương trình hành động thích ứng tình hình mới


Thực hiện định hướng của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Úc, từ năm 2020 đã thực hiện chương trình hành động để đáp ứng tình hình mới. Thương vụ đã bám sát kế hoạch phục hồi kinh tế của Úc để thúc đẩy tăng cường xuất khẩu và tích cực kết nối giao thương căn cứ nhu cầu của doanh nghiệp Úc trong bối cảnh căng thẳng thương mại.
 
Một trong các trụ cột triển khai kế hoạch hành động là dựa trên chuyển đổi số và việc xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia.
 
Trong năm 2020, bên cạnh ứng dụng kết nối thị trường Viet-Aus trade, Triển lãm Quốc tế trực tuyến Nguồn hàng Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại Úc có quy mô quốc gia với hàng trăm gian hàng gồm nhiều ngành nghề của Việt Nam đã mở ra nhịp cầu giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường Úc.
 
Kết quả năm 2020, dù thị trường Úc gặp nhiều bất lợi, Úc giảm nhập khẩu chung từ thế giới đến 5,14% (điều chỉnh theo mùa) nhưng xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc vẫn tăng trưởng 2,65 %.
 
Năm 2021, với tình hình COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, và thị trường Úc vẫn còn nhiều thách thức khó lường, bên cạnh Triển lãm trực tuyến Quốc tế Nguồn Hàng Việt Nam 2021 tại Úc được tiếp tục triển khai với quy mô quốc gia, hàng tháng các sự kiện xúc tiến ngành hàng Biz dinner sẽ được Thương vụ tổ chức, trong đó có việc tăng cường vai trò tham gia của các Hiệp hội doanh nghiệp tại Úc, thúc đẩy các doanh nghiệp Úc, doanh nghiệp Việt kiều trở thành nhà phân phối các sản phẩm Việt Nam tại Úc và các đảo quốc lân cận. Ngoài ra, căn cứ tình hình mùa vụ nông sản trong nước, Thương vụ sẽ đẩy mạnh tiêu thụ tại Úc thông qua việc tổ chức xúc tiến gắn với xây dựng thương hiệu.

Nhu cầu đa dạng hóa thương mại của Úc


Tác động của việc gián đoạn toàn cầu hóa và kết nối kinh tế (ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 khiến hầu hết các quốc gia đóng cửa biên giới, dừng hoạt động sản xuất và xuất khẩu, hay do một số nguyên nhân khác) đã thúc đẩy những lời kêu gọi Úc  cần phải suy nghĩ nhiều hơn về việc đa dạng hóa.
 
 
Xuất khẩu sang Úc đạt mức tăng trưởng mới - ảnh 2
Sản phẩm Việt xuất khẩu đang mở rộng thị trường tại Úc
 
Nhiều học giả và các nhà kinh tế, chính trị cho rằng Úc  cần nhìn xa hơn nữa, ra khỏi các đối tác truyền thống, như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc (bốn đối tác chiếm tới 55% tổng giá trị thương mại của Úc ) và hướng tới "các khu vực đang phát triển có khả năng bổ sung cho hàng hóa, dịch vụ và chuyên môn của Úc , những nơi cung cấp đáng kể tiềm năng đa dạng hóa."
 
Úc có thể mở rộng quan hệ với Việt Nam bằng cách thúc đẩy các cải tiến có ý nghĩa và cùng có lợi trong lĩnh vực này. Canberra có thể tăng cường các mối quan hệ đối tác mới trong đổi mới, tận dụng các kinh nghiệm và nghiên cứu học thuật của các tổ chức CSIRO, ABARES và các tổ chức khác để hỗ trợ chất lượng và tăng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Úc .
 
Các cơ quan này đồng thời có thể củng cố những chương trình nghị sự chính sách hiện có về lúa gạo, do Cơ quan như Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc  (ACIAR) vận hành.
 
Canberra có thể hỗ trợ nông dân Úc  chuyển đổi sang các loại cây trồng được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ như bông - một lĩnh vực được hưởng lợi nhiều từ tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và cũng là một sản phẩm nhập khẩu đang tăng nhanh tại Việt Nam.
 
Úc  không nên xem việc nhập khẩu từ Việt Nam là phương án cuối cùng, mà là cơ hội để tạo dựng mối liên kết lâu dài có ý nghĩa với các đối tác mới nổi, đem lại lợi ích cho cả hai bên./.
 
Minh Hoa