2 phương án đề xuất thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư
Bộ giao thông phối hợp với Bộ tài chính xây dựng phương án thu phí đối với ô tô sử dụng đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách nhà nước, và đưa đề xuất này vào Luật Giao thông đường bộ chuẩn bị trình Quốc Hội
Hiện tại, Bộ GTVT đang giao các đơn vị liên quan của bộ phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Đề án thu phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Trong đó, ưu tiên thu phí một số tuyến cao tốc như: TPHCM - Trung Lương, La Sơn - Túy Loan và 6 dự án thành phần đầu tư công trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Trước đó, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT để xây dựng đề án này, để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung khoản phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo đúng quy định của Luật Phí và lệ phí. Mức phí phải phù hợp với chất lượng dịch vụ, nhưng không vượt quá lợi ích thu được và khả năng chi trả của người sử dụng đường cao tốc.
Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của UBTVQH theo 02 Phương án:
Phương án 1: Quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.
Theo Bộ Tài chính, phương án 1 này có các ưu điểm: Thứ nhất, phù hợp với Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Thứ hai, khuyến khích thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ; Thứ ba, công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện. Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là: Có ý kiến cho rằng, đường cao tốc do Nhà nước đầu tư quy định thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá) là không đúng bản chất; Bộ Giao thông vận tải và địa phương phải thành lập công ty để quản lý thu phí dịch vụ đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Thứ hai, khuyến khích thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ; Thứ ba, công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện. Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là: Có ý kiến cho rằng, đường cao tốc do Nhà nước đầu tư quy định thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá) là không đúng bản chất; Bộ Giao thông vận tải và địa phương phải thành lập công ty để quản lý thu phí dịch vụ đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Hai phương án thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư được đề xuất
Phương án 2: Quy định thu phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo quy định pháp luật về phí, lệ phí.
Phương án 2 có ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc tại Luật Phí và lệ phí: Dịch vụ công do Nhà nước cung cấp thu phí. Nhưng các nhược điểm là: Thứ nhất, không phù hợp với Nghị quyết số 52/2017/QH14, trong đó, giao Chính phủ: Đối với những dự án thành phần sử dụng toàn bộ vốn đầu tư công nghiên cứu áp dụng phương án thu giá dịch vụ hợp lý để thu hồi vốn Nhà nước đầu tư.
Thứ hai, không khuyến khích thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ. Lý do, cùng sử dụng dịch vụ đường cao tốc như nhau, chủ phương tiện trả mức phí sử dụng đường cao tốc sẽ thấp hơn mức phí dịch vụ.
Qua phân tích ưu, nhược điểm của 02 phương án nêu trên, để đảm bảo công khai, minh bạch, đồng bộ với thu phí dịch vụ hoàn vốn các dự án BOT, Bộ Tài chính chọn Phương án 1: Trình UBTVQH ban hành Nghị quyết quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.
Liệu có là "gánh nặng" cho người dân.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc "lạm dụng" thu phí cao tốc, đang có là gánh nặng cho dân, lo ngại phí chồng phí quá nhiều. Các chuyên gia cũng cho rằng việc thu phí do nhà nước đầu tư có điểm cộng và điểm trừ. Chính vì vậy cần phải có kế hoạch, đánh giá và cân đo đong đếm kỹ để tính phương án tối ưu nhất.

Dẫn lời chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu trên báo Lao Động cho rằng: về điểm trừ, đúng là hiện nay người dân đang đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Tiền ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có đường cao tốc thì không có lý do gì người dân không được sử dụng. Trong khi đó, nếu giờ vẫn tiếp tục xây dựng đường cao tốc bằng tiền ngân sách mà bắt dân đóng thêm phí nữa thì họ phải đóng 2 lần cho những dịch vụ công mà người dân phải được sử dụng.
Còn về điểm tích cực theo ông Hiếu, hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên ngân sách đang bị khó khăn, thâm hụt, thất thu thuế do nhiều doanh nghiệp làm ăn không có lãi. Ngoài ra, chi phí công ngày càng nhiều nên đóng tiền sử dụng phương tiện công cộng là điều cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng công trình, sản phẩm công cộng mà người dân sử dụng. Tuy nhiên, giữa hai điểm tích cực và tiêu cực thì chúng ta cần chọn điểm nào vượt trội hơn.
Việc này cần sự nghiên cứu của Bộ GTVT, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (chuyên gia tài chính) lại không đồng ý về việc này. Bởi theo ông Thịnh, nếu thu thêm phí nữa sẽ bị phí chồng phí và mang lại gánh nặng cho người dân. Ông cho rằng ngân sách nhà nước bỏ tiền ra thì tại sao lại phải thu thuế người dân? Bản thân, trong ngân sách nhà nước phải bỏ tiền xây dựng giao thông, hạ tầng là đương nhiên. Và đó là chuyện bình thường, còn nếu do BOT, hay hợp tác công tư lại câu chuyện khác.
Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở phân tích dữ liệu sử dụng 05 tuyến đường cao tốc hiện hành, kết quả lượng hóa chi phí vận hành và chi phí thời gian của phương tiện cho thấy so với lưu thông tuyến trên quốc lộ song hành, phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc sẽ được lợi bình quân theo xe đơn vị là 2.518 đồng/km/xe tiêu chuẩn. Như vậy, nếu phải nộp phí khoảng 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn thì chủ phương tiện vẫn hưởng lợi khoảng 1.500 đồng/km.Hệ thống đường cao tốc do Nhà nước đầu tư hiện nay (tổng dài 196 km), nếu thực hiện thu phí dịch vụ đường cao tốc với mức thu là 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn thì dự kiến hàng năm sẽ thu được khoảng 2.142 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho việc đầu tư cải tạo hệ thống đường cao tốc hiện hành, cũng như bổ sung vốn đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc mới.
Nguyễn Dung