2022 - năm biến động nhất đối với các nhà đầu tư

Lê Minh (Theo Reuters) 06:48 | 23/12/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Với hàng nghìn tỷ USD đã bị "thổi bay" khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu, trái phiếu mất giá, 2022 có lẽ là một năm biến động nhất với các các nhà đầu tư.

 Sàn chứng khoán New York

Với hàng nghìn tỷ USD đã bị "thổi bay" khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu, trái phiếu mất giá, các đồng tiền và giá hàng hóa giảm mạnh và một số đồng tiền kỹ thuật số lao dốc, 2022 có lẽ là một năm biến động nhất mà các nhà đầu tư từng chứng kiến.

Những con số là không đủ để nói về toàn bộ câu chuyện.

Tuy nhiên, giá trị của các thị trường chứng khoán toàn cầu giảm 14.000 tỷ USD và năm nay có thể là năm tồi tệ thứ hai trong lịch sử.

Những yếu tố chính khiến thị trường biến động là xung đột tại Ukraine kết hợp với lạm phát cao khi kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch.

Trái phiếu chính phủ Đức và Mỹ, những lựa chọn đầu tư an toàn trong những thời điểm bất ổn, mất giá tương ứng 16% và 24% tính theo đồng USD.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 400 điểm cơ bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng 250 điểm cơ bản.

Đồng USD tăng gần 9% so với các đồng tiền mạnh khác và tăng 12,5% so với đồng yen.

Đồng bảng Anh mất 9% giá trị chỉ trong vài ngày, điều hiếm khi xảy ra trên các thị trường lớn.

Lãi suất tăng cũng làm "bốc hơi" 3.600 tỷ USD giá trị cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ. Giá cổ phiếu của Facebook và Tesla đều giảm hơn 60%, trong khi của Google và Amazon giảm tương ứng 40% và 50%.

 Giá cổ phiếu Tesla giảm hơn 60% trong năm 2022

Hàng hóa là loại tài sản tăng giá mạnh nhất năm thứ hai liên tiếp, trong đó tăng mạnh nhất là giá khí đốt tự nhiên, với mức tăng hơn 50%, chủ yếu do xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, giá dầu tăng 80% trước khi để mất toàn bộ mức tăng này.

Thị trường tiền kỹ thuật số thậm chí còn biến động mạnh hơn. Đồng bitcoin kết thúc năm 2022 không còn nguồn tiền lãi suất thấp và các khoản đầu tư bằng đòn bẩy.

Đồng bitcoin mất 60% giá trị, trong khi thị trường tiền kỹ thuật số nói chung mất 1.400 tỷ USD.

Nhà kinh tế trưởng tại EFG Bank, Stefan Gerlach, cho rằng năm qua đối với các thị trường toàn cầu là một năm "thương tổn". Nhưng nếu các ngân hàng trung ương không đánh giá quá thấp về lạm phát và tăng lãi suất thì tình hình sẽ không xấu đến như vậy./.