ACV lãi kỷ lục
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Mã: ACV) ghi nhận 5.328 tỷ đồng doanh thu, tăng 27% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng dịch vụ hàng không đóng góp 4.418 tỷ đồng, chiếm 83% doanh thu. Tiếp theo là doanh thu từ dịch vụ phi hàng không và bán hàng.
Lợi nhuận gộp đạt 3.331 tỷ đồng, tăng 40% so với quý III/2022. Biên lãi gộp được cải thiện, tăng từ 57% lên 63%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 929 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ, chủ yếu do trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi với 680 tỷ đồng.
Trừ hết chi phí, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) đạt 2.763 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý lãi kỷ lục của công ty. Theo ACV, kết quả kinh doanh khởi sắc đến từ việc thị trường hàng không quốc tế hồi phục.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, lãnh đạo ACV cũng dự báo năm nay khách quốc tế đạt khoảng gần 80% năm 2019, tương đương 30 triệu lượt. Công ty hy vọng từ quý II, khách Trung Quốc sẽ bắt đầu vào Việt Nam và đã có tín hiệu nối lại các chuyến bay từ các thành phố của Trung Quốc đến sân bay Cam Ranh, Đà Nẵng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, ACV đạt 14.985 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng 7.001 tỷ tăng lần lượt 74% và 20% so với nửa đầu năm 2022.
Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9, tổng tài sản của ACV đạt 65.561 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương với tiền, tiền gửi có kỳ hạn khoảng 32.313 tỷ đồng, chiếm 49% tài sản. 9 tháng đầu năm, công ty nhận về gần 1.262 tỷ đồng tiền lãi.
Cuối quý III, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng đã tăng 47% so với đầu năm lên 9.250 tỷ đồng. Trong đó, phải thu của Vietjet 3.443 tỷ đồng, Bamboo Airways hơn 2.008 tỷ đồng, Vietnam Airlines gần 1.838 tỷ đồng.
Việc thực hiện các dự án trọng điểm của ngành hàng không cũng khiến chi phí xây dựng cơ bản dở dang của ACV tăng 46% lên 6.852 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành (giai đoạn 1) là lớn nhất với 4.746 tỷ đồng, tăng 67% so với đầu năm.
Tại ngày 30/9, nợ phải trả của ACV hơn 16.495 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay là 10.750 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay dài hạn từ các nguồn vốn ODA bằng đồng yen Nhật. Tổng chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm gần 50 tỷ đồng tỷ đồng. ACV khẳng định, công ty có khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ vay.
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ đạt 49.066 tỷ đồng bao gồm 21.198 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.