Bí ẩn loài cây Diêm vương chứa `nọc độc` biến nơi chúng sinh sống thành nghĩa địa của loài chim biển

14:17 | 09/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ở vùng nước nhiệt đới của Ấn Độ và Thái Bình Dương có loài cây đáng sợ mang tên "cây Diêm vương". Chúng là nỗi kinh hoàng của loài chim biển.
Cây Diêm vương có tên quốc tế là Pisonia. Chúng sống chủ yếu ở vùng nước nhiệt đới của Ấn Độ và Thái Bình Dương. 
 
Loại cây này sử dụng phương thức đặc biệt để nhân giống đi xa khu vực mình đang sống. Song điều này lại là một cái bẫy kinh hoàng đối với các loài chim biển.
 
Giải mã bí ẩn cây Diêm vương khiến chim biển khiếp sợ
Quả của cây Diêm vương có thể tiết ra chất độc khiến các loài chim biển "gục ngã"
 
Quả của cây Diêm vương rất dài, có gai và có khả năng tiết ra một loại chất cực kỳ dính. Khi những chú chim biển vô tình vướng vào sẽ giống như một chiếc bẫy mà không thể bay hay di chuyển được. 
Những chú chim biển chỉ có thể trở thành con mồi của các loài sinh vật ăn thịt khác hoặc nằm chờ chết đói dưới gốc cây. Xác của chúng sau khi phân hủy sẽ trở thành chất dinh dưỡng để các hạt cây nảy mầm và phát triển. 
 
Song cho đến thời điểm hiện tại dù đã mất cả triệu đô để nghiên cứu nhưng các nhà sinh thái học vẫn chưa thể hiểu rõ lý do thật sự của cơ chế phát tán giống của loài cây kỳ lạ này.  Họ cho rằng đây có thể chỉ là "sự giễu cợt đáng sợ của quá trình tiến hóa" (macabre quirks of evolution).
 
Vào những năm 1990, Alan Burger tới từ Đại học Victorya (Canada) đã đi tới hòn đảo Cousin (Seychelles) để tận mắt chứng kiến loài cây chết chóc này. Ông thấy rất nhiều xác chết của các loài chim biển đang phân hủy dưới gốc cây do bị lớp keo dính mà quả của cây Diêm vương tiêt sra.
 
Jason Bittel đã từng mô tả cảnh chết chóc dưới gốc cây Diêm vương ở một bài viết được đăng tải trên tờ The Washington Post: "Giống những vật trang trí của cây thông Noel ma quỷ".
 
Giải mã bí ẩn cây Diêm vương khiến chim biển khiếp sợ
Cây Diêm vương biếm khả khu vực chúng sinh sống thành nghĩa địa của các loài chim biển
 
Ông còn cho rằng, có thể có một lý do nào đó về mặt tiến hóa cho việc này hoặc có thể đây là một hiểu lầm trong quá trình tiến hóa của cây Diêm vương, một sai sót của tạo hóa. 
 
Trong khoảng 10 tháng (1999 đến 2000), ông đã nghiên cứu và thử nghiệm nhằm tìm kiếm câu trả lời thật sự cho mục đích hành động của loài cây khó hiểu. Ông nhận thấy rằng, những xác chết của loài chim dưới gốc cây sẽ giúp hạt giống nảy mầm và phát triển tươi tốt hơn. Đồng thời làm cho đất phía dưới giàu dinh dưỡng hơn.
 
Khi bỏ hạt giống của cây Pisonia dưới nước biển thì chỉ trong năm ngày chúng đã bị chết phôi và không thể nảy mầm. Như vậy có thể khiến loài chim không mang hạt giống đến những nơi mà hạt không thể này mầm. Loài cây này đã tiết ra chất dính để vô hiệu hóa khả năng bay của loài chim, giúp hạt giống không bị phân tán quá xa.
 
Burger đã công bố kết quả nghiên cứu này trên tạp chí Journal of Tropical Ecology năm 2005.
 
Nhà phát thanh viên và nhà tự nhiên học người Anh là David Attenborough trong bộ phim tài liệu của BBC mang tên Planet Earth II cũng đề cập tới loài cây chết chóc này.
 
 
Hương Quỳnh