Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư dự báo thời điểm nền kinh tế phục hồi sau dịch
Theo đó, bà Võ Thị Bích Sinh đã đặt ra câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng trước nghị trường Quốc hội như sau: "Tình hình kinh tế xã hội của đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Là tư lệnh ngành, tham mưu cho Chính phủ, Bộ trưởng đề cập đến gói kích thích phục hồi kinh tế. Vậy gói kích thích trong điều kiện nếu có chính xác là khi nào? Sẽ có gì giống và khác nhau so với các gói đã được thực hiện trong các giai đoạn trước đây? Theo bộ trưởng đến thời điểm nào, kinh tế Việt Nam được xem là phục hồi?".
Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Chí Dũng nhắc lại về giai đoạn 2008 – 2009, nước ta tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, kích cầu đầu tư, tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội.
Thời điểm đó các cấp có thẩm quyền quyết định dành 122 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,9 tỷ USD, riêng năm 2009 dành 100,6 nghìn tỷ đồng, tương ứng 5,7 tỷ USD, tương ứng 5,6% GDP lúc đó khaongr GDP 100 tỷ USD. Các kết quả tích cực, sau khi gói này được tung ra đã giúp đất nước vượt qua khủng hoảng, là một trong ít nước tăng trưởng dương, năm 2008 là 5,7 %, năm 2009 là 5,4%.
Ông nêu ra hạn chế, bất cập chính sách chủ yếu phía cung, doanh nghiệp khó khăn đầu ra, sản xuất không biết bán đâu, lãi suất, thiếu đồng độ chính sách tiền tệ, tài khoá khác làm giảm hiệu quả, trục lợi chính sách. Vay vốn rẻ này gửi ngân hàng khác, tiền không chảy vào sản xuất mà chảy vào chứng khoán bất động sản.
Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô là lạm phát tăng cao, lạm phát 2010 là 9,2%, 2011 lạm phát 18,6% đầu tư dàn trải, nợ đọng, nhiều dự án từ năm 2011 dừng lại, không giải quyết hậu quả, nhiều gói hỗ trợ lãi suất chưa quyết toán.
Từ đó, theo Bộ trưởng KH&ĐT bài học kinh nghiệm được rút ra là cần chương trình tổng thể, quy mô lớn, đủ khả năng vay trả, khả năng hấp thụ nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả, kịp thời, hỗ trợ trọng tâm trọng điểm, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực. Hỗ trợ dòng tiền, ổn định tài chính, huy động nguồn lực quốc tế khác, đặc biệt kiểm soát rủi ro, giám sát chặt chẽ trong thực hiện.
Về thời điểm phục hồi, ông Nguyễn Chí Dũng trả lời rằng thời điểm hiện tại chưa có quan điểm, thống nhất đâu nào được đưa ra. Như thế nào là phục hồi? Thời điểm nào là phục hồi?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, phục hồi là khi các hoạt động kinh tế, hoạt động doanh nghiệp, hoạt động đi lại trở lại như trước khi dịch, tốc độ tăng trưởng quay trở lại thời điểm trước dịch gọi là phục hồi.
Còn phục hồi còn có quá trình, thời điểm phục hồi, các cơ quan chức năng dự tính là nếu bắt đầu từ đầu năm 2022 thì quá trình phục hồi sẽ diễn ra cuối năm 2022 và tăng dần cuối năm 2023.
Cuối năm 2023, nếu nước ta thực hiện các biện pháp kiểm soát tốt, các gói kinh tế, hồi phục được ban hành đạt hiệu quả thì Việt Nam mới trở lại trạng thái bình thường như mong muốn, kỳ vọng.
Mở cửa sớm để giúp đỡ doanh nghiệp
Giải đáp thắc mắc của Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) về giải pháp đối với tình trạng doanh nghiệp giải thể tăng cao, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thông tin rằng: 2 giai đoạn giải pháp.
Năm 2022, tập trung vào duy trì giữ chân lao động và cầm cự sản xuất. Năm 2021 nước đang thực hiện chính sách mở cửa lại nhanh nền kinh tế kết hợp phòng chống dịch tốt và chương trình phục hồi tới để cả nền kinh tế khôi phục trở lại.
Ông nhấn mạnh rằng ngay khi có Nghị quyết 105, 128, tình hình doanh nghiệp (DN) đã quay lại rất nhanh. Tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu công nghiệp lớn, nhà máy xí nghiệp có nơi đã quay lại 80-90%. Đến cuối năm nay có thể đem trở lại công suất hoạt động DN 100%.
Các DN trước đây thua lỗ 40-60% thì bây giờ đã quay lại thành lập mới. Các DN trước dừng hoạt động đã quay lại nhiều. Nghị quyết 105 được cộng đồng DN đánh giá cao. Nhờ đó, các DN đã quay lại hoạt động để không bị chuyển đơn hàng.