Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm của Thuỷ sản Minh Phú – “Vua tôm” Việt Nam

13:35 | 02/08/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong quý II/2021, Thuỷ sản Minh Phú ghi nhận doanh thu đạt 2.881 tỷ đồng tăng 45,4% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 9,1% lên 11,1%.

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã chứng khoán MPC - UPCoM) vừa công bố Báo cáo tài chính công ty mẹ quý II/2021 và gia hạn thời gian công bố BCTC hợp nhất đến ngày 20/8/2021.

Theo đó, trong quý II/2021, công ty mẹ Minh Phú ghi nhận doanh thu đạt 2.881 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 76,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 45,4% và giảm 27,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 9,1% lên 11,1%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 78,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 140,8 tỷ đồng lên 320,6 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 74,5%, tương ứng giảm 57,3 tỷ đồng về 19,6 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 76,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 45,86 tỷ đồng lên 105,5 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 104,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 64,31 tỷ đồng lên 125,8 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, trong kỳ lợi nhuận giảm chủ yếu do hụt doanh thu tài chính và chi phí tài chính, chi phí bán hàng tăng đột biến trong kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, MPC ghi nhận doanh thu đạt 4.515,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 178,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,7% và giảm 26,3% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh chính âm 513,78 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 553,1 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền tài chính dương 158,8 tỷ đồng, chủ yếu tăng thêm vay nợ.

Tính tới 30/6/2021, tổng tài sản của MPC tăng 14,9% so với đầu năm lên 8.567,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là đầu tư tài chính dài hạn đạt 3.547,5 tỷ đồng, chiếm 41,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.071,4 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.544,3 tỷ đồng, chiếm 18% tổng tài sản.

Điểm đáng chú ý, trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn tăng 87,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 967,8 tỷ đồng lên 2.071,4 tỷ đồng; tồn kho tăng 39,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 435,3 tỷ đồng lên 1.544,3 tỷ đồng và đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới dòng tiền kinh doanh âm trong 6 tháng đầu năm.

Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm của Thuỷ sản Minh Phú – “Vua tôm” Việt Nam

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/8, cổ phiếu MPC tăng 200 đồng lên 36.100 đồng/cổ phiếu.

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú bắt đầu từ đâu?

Ông Lê Văn Quang sinh ngày 28/10/2958, nguyên quán Hải Phòng. Trình độ chuyên môn: Kỹ sư công nghệ chế biến thuỷ sản. Ông Quang hiện giữ chức vụ Tổng Giám đốc và đại diện pháp luật Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú.

Tiền thân là doanh nghiệp tư nhân cung ứng hàng xuất khẩu, Minh Phú (MPC) được thành lập năm 1992 với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng. Trải qua 4 đợt tăng vốn, hiện vốn điều lệ của MPC đã tăng lên mức 2,000 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của MPC là thu mua, chế biến, sản xuất thủy sản để cung ứng cho các đơn vị trong nước xuất khẩu.

Năm 2006, MPC chuyển sang công ty cổ phần và niêm yết trên sàn HNX với 60 triệu cp và chuyển sang HOSE trong năm sau đó. Năm 2015, MPC được HOSE thông qua việc hủy niêm yết tự nguyện với lý do là để tìm kiếm đối tác chiến lược và tái cơ cấu công ty. Sau 2 năm vắng bóng trên sàn chứng khoán, MPC quay trở lại giao dịch trên UPCoM hồi giữa tháng 10/2017.

Tính đến ngày 30/09/2020, MPC hiện đang sở hữu tổng cộng 15 công ty con và 2 công ty liên kết.

Trước đó, ngày 1/8/2020, HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC - UpCOM) đã có quyết định thông qua việc bổ nhiệm bà Chu Thị Bình giữ chức Chủ tịch HĐQT, thay chồng là ông Lê Văn Quang. 

Từ khi Minh Phú chuyển sang hình thức công ty cổ phần năm 2006, ông Lê Văn Quang đã kiêm nhiệm cả hai vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Sau Nghị quyết trên, ông Quang tiếp tục ngồi vị trí tổng giám đốc, đồng thời, là người đại diện pháp luật của Thủy sản Minh Phú.

Như vậy, hai vị trí lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp tôm lớn nhất Việt Nam này đều do vợ chồng ông Quang nắm giữ. Đây cũng là gia đình sáng lập nên doanh nghiệp tư nhân này cách đây 28 năm. 

Từ vị trí công nhân thu mua tôm rồi sau đó trở thành kế toán của Xí nghiệp Đông lạnh Cà Mau, bà Chu Thị Bình tích lũy kinh nghiệm trong ngành và cùng chồng bà gây dựng sự nghiệp riêng, thành lập doanh nghiệp tư nhân Minh Phú.

Bà Bình là cổ đông lớn nhất sở hữu 35,64% vốn (hơn 70 triệu cổ phiếu MPC). Ông Lê Văn Quang nắm giữ hơn 32 triệu cổ phiếu, tương đương 16,29% vốn điều lệ Minh Phú. Với khối tài sản trên sàn chứng khoán hiện xấp xỉ 1.715 tỷ đồng (tính theo giá cổ phiếu 24.500 đồng hiện tại), bà Bình đang đứng trong Top 50 trong danh sách người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Hoa Trần (t/h)

Xem thêm: Báo cáo tài chính Hưng Thịnh Incons quý II/2021 tăng vọt so với cùng kỳ 2020