Cần chi 7600 tỷ đồng để xử lý điểm đen về an toàn giao thông trong năm 2022

06:47 | 01/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong năm 2022, ngành giao thông dự kiến cần 7.600 tỷ đồng để bảo trì để bảo trì đường bộ.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đáng lẽ trong năm 2022 cần 25.705,7 tỷ đồng để bảo trì đường bộ theo kế hoạch. Nhưng, vấn đề hạn chế về nguồn lực nên cơ quan này chỉ đưa ra các danh mục ưu tiên để sửa chữa năm tới có tổng mức kinh phí là 7.547,66 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, số tiền trên sẽ tập trung khắc phục những nhược điểm hiện hữu của các công trình giao thông trên cả nước như: 242 điểm đen, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Sửa chữa 135 công trình cầu yếu, hỏng, xuống cấp. Thảm bêtông nhựa 401km đường đang xuất hiện láng nhựa (nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long). Gia cố 246km quốc lộ từ 3,5m lên 5,5m để ngăn ngừa tình trạng các phương tiện giao thông bị va chạm. Ngoài ra, cần áp dụng công nghệ tái sinh nguội và công nghệ khác tại các dự án với tổng giá trị khoảng 1.115,3 tỉ đồng. 

Trong khi đó, kế hoạch bảo trì năm 2021 với tổng số tiền để thực hiện khoảng 11.760,98 tỷ đồng, hiện Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt các dự tính, đầu mục công việc bên trong. Tổng Cục đường bộ đang tiếp tục tiến hành điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tập trung bảo trì, sữa chữa Quốc lộ 1, đường đường Hồ Chí Minh, một số công việc đột xuất khác đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương. Kinh phí thực hiện sẽ rơi vào mức 1.976,45 tỷ đồng. Lũy kế số tiền của những kế hoạch dự kiến và đã giao thì kinh phí bảo trì trong năm nay sẽ rơi vào mức 13.737,43 tỷ đồng.

Cần chi 7600 tỷ đồng để xử lý điểm đen về an toàn giao thông trong năm 2022 - ảnh 1

Nhiều tuyến đường xuống cấp cần được nhanh chóng triển khai sửa chữa. Ảnh minh họa

Tổng cục Đường bộ cũng công bố gần 10.000 tỷ đồng dự toán ngân sách trung ương giao năm 2021 để tiến hành công tác bảo trì. Trong đó, 1.281,7 tỷ đồng sẽ được giao cho việc quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác phà, cầu phao và vận hành công trình khác. 7.760,8 tỷ đồng để triển khai công tác sửa chữa định kỳ (gồm cả chi trả các dự án chuyển tiếp từ 2020). Còn lại hai khoản: 886,3 tỷ đồng chi cho công tác sửa chữa đột xuất và 167,6 tỷ dùng cho các nhiệm vụ khác. 

Trong quá trình thực hiện, Tổng cục Đường bộ đã lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách Nhà nước 2021 để triển khai các nhiệm vụ chi phù hợp yêu cầu công việc, tiến độ và tình hình thực hiện. 

Trước đó, Tổng cục đã gửi văn bản tới các cục quản lý đường bộ, Sở GTVT các tỉnh, thành phố; nhà đầu tư BOT; Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) đề nghị nhanh chóng thực hiện quản lý, bảo trì quốc lộ, đường cao tốc.

Nội dung nêu rõ tình trạng có nhiều quản lý, nhà thầu chưa thực hiện tròn trách nhiệm, trông chờ, ỷ lại dẫn đến một số đoạn đường bị hư hỏng, xuống cấp, ảnh hưởng đến ATGT. Hệ thống quốc lộ còn nhiều tuyến đã khai thác nhiều năm không đáp ứng nổi tình hình lưu lượng xe ngày một tăng cao. Trong khi đó, nguồn vốn để phục vụ cho việc nâng cấp, cải tạo và xây mới các tuyến lại không đáp ứng được yêu cầu. 

Do đó, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông quốc lộ. Tuân thủ nghiêm túc việc tuần đường, tuần kiểm, phát hiện hư hỏng, xuống cấp, mất ATGT và báo cáo, đề xuất xử lý theo quy định. Tăng cường quản lý kiểm soát trọng tải các phương tiện lưu thông trên đường, xử phạt nếu phát hiện vi phạm; đồng thời kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền nếu phát hiện vấn đề xử lý vượt quá thẩm quyền. 

H.S

Xem thêm: Dự án kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai cần 8.607 tỷ đồng để triển khai