Cảnh báo website ngân hàng giả xuất hiện tràn lan, thủ đoạn lừa đảo cực kỳ tinh vi
Gần đây, tội phạm công nghệ cao sử dụng thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lập website giả mạo ngân hàng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khiến người dùng vô cùng hoang mang và lo lắng.
Sau các trang web bán vé máy bay, đến lượt website ngân hàng giả xuất hiện tràn lan, thủ đoạn lừa đảo cực kỳ tinh vi
Mới đây, sau một loạt các trang web lừa đảo bán vé máy bay xuất hiện rộng rãi trên Internet, người dùng lại hoang mang hơn khi đến lượt các website ngân hàng cũng bị giả mạo theo cách thức tương tự.
Hiện nay, rất nhiều ngân hàng bị giả mạo website theo cách rất tinh vi, đôi khi chỉ khác 1 chữ cái trong tên miền khiến nhiều người vì thiếu hiểu biết, không kiểm tra kĩ càng dẫn đến mất số tiền lớn vào tay kẻ gian.
Hiện nay, theo ghi nhận, ngân hàng Sacombank đang có website bị giả mạo với số lượng người bị lừa đảo tương đối lớn. Website chính thức của ngân hàng Sacombank sẽ có đường link isacombank.com (Kẻ gian tinh vi chỉ thêm 1 chữ cái trên website lừa đảo: iisacombank.com, đồng thời thiết kế giao diện web như website chính thống của ngân hàng).
Giao diện website ngân hàng Sacombank
Giao diện website giả mạo, với thiết kế gần giống 100%, khiến nhiều người dùng nhầm lẫn
Để nhử con mồi vào website giả kia, kẻ gian dùng số điện thoại với đầu số +60 115338882004 nhắn tin với các nội dung tương tự như "(Sacombank) Buoc sang nam moi, can xac nhan thong tin cua ban, hoan thanh thong tin duoc tang the 50k. Moi vao trang: Website http://iisacombank.com de xac nhan". Nhiều người dùng vì nghĩ ngân hàng nhắn tin với website giao diện rõ ràng như thế nên đã 2 tay dâng tiền cho kẻ lừa đảo bằng cách nhập thông tin, mã OTP... vào trang web trên.Một trang web lừa đảo của Agribank ở đường link http://agribanks3.asia đã bị cảnh báo
Ngoài Sacombank, hiện nay một số ngân hàng cũng đã bắt đầu cảnh báo chiêu thức lừa đảo tinh vi trên như Vietcombank, Agribank, ACB, Eximbank...
Không cung cấp thông tin bảo mật như tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập, mã OTP và nội dung các tin nhắn thông báo từ ngân hàng cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng, hoặc yêu cầu từ email, SMS, mạng xã hội..
Theo Trí thức trẻ