Chân dung Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng: Người lái đò mới của `ông vua` vàng miếng SJC

14:01 | 09/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bà Lê Thúy Hằng chính thức nhận chức vụ Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC vào tháng 12/2019.

Tổng Giám đốc Công ty SJC Lê Thúy Hằng là ai?

 
Vào ngày 29/02/2012, ông Đỗ Công Chính, khi đó đang là Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC đã chính thức được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc. Quyết định bổ nhiệm ông Đỗ Công Chính được đưa ra khi nguyên TGĐ là ông Nguyễn Thành Long về hưu theo chế độ. Tân Tổng Giám đốc Công ty SJC Đỗ Công Chính sinh năm 1959, từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Xí nghiệp Nữ trang SJC Minh Khai. Sau đó khoảng 2 năm, ông Đỗ Công Chính tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty SJC.
 
Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng là ai? Lê Thúy Hằng SJC
 
Hiện nay, Tổng Giám đốc SJC là bà Lê Thúy Hằng (SN 1970, quê Hải Phòng), kiêm chức vụ thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên. Bà Lê Thúy Hằng có tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh và thạc sĩ Tài chính ngân hàng. Bà Hằng từng học qua lớp cao cấp lý luận chính trị, từng giữ chức vụ Phó Phó Tổng Giám đốc phụ trách và Phó Tổng Giám đốc Công ty SJC. Thời hạn giữ chức vụ thành viên không chuyên trách HĐTV và Tổng Giám đốc Công ty SJC của nữ doanh nhân này là 5 năm.
 

Quá trình phát triển công ty SJC

 
Công ty Vàng bạc Thành phố được thành lập vào ngày 17/09/1988, căn cứ theo Quyết định 190 của UBND TP. HCM. Văn phòng đầu tiên của công ty tọa lạc tại số 442, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM.
 
Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng là ai? Lê Thúy Hằng SJC
 
1 năm sau khi được thành lập, SJC bắt đầu cho ra thị trường những sản phẩm vàng miến đầu tiên với nhãn hiệu Rồng Vàng SJC 999.9, gồm loại miếng 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng và 2 lượng. Đây chính là bước tiến giúp thay đổi việc thanh toán bằng vàng nhẫn, vàng lá cũ trên thị trường Việt Nam thời bấy giờ. Đến tháng 3/1993, công ty chính thức đổi tên thành Công ty Vàng bạc Đá quý thành phố SJC (Saigon Jewelry Company) và mở cửa chi nhánh đầu tiên ở Hà Nội.
 
Sau đó, SJC liên tiếp cho ra những sản phẩm vàng miếng nhất lượng, vinh dự được đoạt nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý. SJC từng đạt Cúp chất lượng Quốc tế lần thứ 25 tại Paris, được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Đáng chú ý, vào năm 2000, tác phẩm trang sức mang tên "Chuỗi Uyên ương" của SJC chế tác đã vinh dự là sản phẩm duy nhất của Việt Nam vào vào chung kết quộc thi Nữ trang quốc tế Gold Virtuosi 200 tổ chức tại Italy lúc bấy giờ.
 
Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng là ai? Lê Thúy Hằng SJC
 
Sau đó vào năm 2003, SJC chính thức chuyển sang mô hình doanh nghiệp, đổi tên thành Công ty Vàng bạc Đá Quý Sài Sòn SJC. Trong thời gian này, SJC đã hoàn tất cổ phần hóa 10 công ty con, cho ra mắt thỏi vàng SJC nặng 1kg để đáp ứng nhu cầu thị trường.
 

Quá trình tái cơ cấu và phát triển thành doanh nghiệp hàng đầu

 
Vào năm 2010, SJC tiếp tục đổi tên thành Công ty có tên mới là Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC và nhanh chóng tiến hành thay đổi bao bì hologram mới cho vào miếng 1 năm sau đó. Đây là động thái nhằm đối phó với tình trạng xuất hiện vàng giả trên thị trường, với kỹ thuật chống giả hiệu quả nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng cũng như uy tín thương hiệu.
 
Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng là ai? Lê Thúy Hằng SJC
 
Cũng trong năm 2011, doanh thu toàn hệ thống SJC đạt hơn 100.000 tỷ đống, là mức cao nhất từng ghi nhận vào thời điểm đó. SJC cũng ghi danh mình vào "bảng vàng" Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam khi dừng chân tại vị trí số 4.
 
Hiện tại, SJC là doanh nghiệp kinh doanh vàng duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn, do UBND TP. HCM quản lý. Hiện SJC có tới hơn 200 chi nhánh cùng 43 đại lý chính thức, trên 3.000 cửa hàng liên kết bán lẻ toàn quốc. Cách đây không lâu, "ông vua" vàng miến từng khai trương một trụ sở mới và mở cửa Trung tâm Vàng bạc Đá quý lớn nhất toàn hệ thống SJC trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, tập trung phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
 
Hiện tại, phần lớn doanh thu của SJC đến từ việc kinh doanh vàng miếng, dù có biên lợi nhuận mỏng những vẫn tăng trưởng qua các năm. Vào năm 2019, công ty đạt doanh thu 23.127 tỷ đồng, tăng hơn 10% so vời cùng kỳ năm 2018. Theo số liệu năm 2019, SJC ghi nhận mức vốn điều lệ là 1.359 tỷ đồng trên tổng số tài sản là 1.592 tỷ đồng, không có nợ vay.
 
Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng là ai? Lê Thúy Hằng SJC
 
Vào tháng 9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt danh sách gần 100 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa tới hết năm 2020, trong đó SJC là doanh nghiệp được Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, sau khi tiến hành cổ phần hóa, cùng với những chiến lược mới mẻ và minh hoạch hóa thông tin, SJC có thể nhanh chóng chuyển đổi và phát triển hơn nữa, giữ vững danh hiệu "ông vua" vàng miếng.
 
Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng là ai? Lê Thúy Hằng SJC
 
 
 
Linh Chi (t/h)