Chính phủ muốn giảm 50% chi hội nghị, công tác, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác

13:21 | 11/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Dự kiến, theo chỉ đạo của Chính phủ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đóng vai trò chính trong việc tham mưu, tổ chức hội nghị lần này.

Trong Nghị quyết phiên họp thường niên tháng 5 vừa được công bố thì Chính phủ đã giao cho Bộ KHĐT một số nhiệm vụ cùng yêu cầu. Cụ thể, Bộ phải xây dựng đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa tình dịch Covid-19 đang bùng phát nặng nề. Rà soát, kiểm tra báo cáo về tình hình kịch bản tăng trưởng kinh tế trong tháng 6. 

Chính phủ muốn Bộ tập trung bảo đảm các cân đối vĩ mô và đề xuất thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công; Tập trung vào những dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. 

Bên cạnh đó, Bộ KHĐT được Thủ tướng giao chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu tổ chức hội nghị toàn quốc về đầu tư công trong tháng 6 nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm tiến độ, chất lượng và chống tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm.

Đồng thời, phải đề xuất các giải pháp mạnh mẽ xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài; thúc đẩy nhanh hơn tiến độ thực hiện chương trình trình hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch còn có nhiệm vụ làm việc với Bộ Lao động, Thương binh & xã hội tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, sau đó trình báo cáo lên Thủ tướng vào thời hạn ngày trước ngày 20/6.

Chính phủ muốn giảm 50% chi hội nghị, công tác, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác - ảnh 1

Ảnh minh họa

Về kinh phí, Nghị quyết nêu rõ Chính phủ nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về việc cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% số tiền chi thường xuyên khác, tập trung cho việc phòng, chống dịch bệnh. Nhiệm vụ quốc phòng và an ninh sẽ được tăng cường đầu tư. Bộ Tài chính sẽ gửi những thông tin cụ thể vào trong báo cáo gửi Thủ tướng trước 20/6.  

Chính phủ sẽ tính toán, thống kê những khoản kinh phí thường xuyên đã giao cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhưng chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai tính đến 30/6 sau đó sẽ báo cáo tới Quốc hội để thu hồi.

Một số khoản kinh phí chi thường xuyên nhưng chưa cần thiết cũng sẽ ở trong diện trên, mục đích là để bổ sung nguồn dự phòng của ngân sách trung ương và địa phương để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, chiến lược vaccine.

Ngoài các vấn đề về hội nghị, kinh phí thì Chính phủ cũng giao những nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành khác. 

Cụ thể, Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì thực hiện các vấn đề liên quan tới luật đất đai, lập quy hoạch sử dụng đất đai trong thời kỳ mới và lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại một số địa phương...

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương đề xuất Chính phủ ban hành hỗ trợ người lao động và người lao động trong bối cảnh dịch Covid-19.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn theo dõi diễn biến thời tiết, hạn chế tối đa thiệt hại từ thiên tai... Đồng thời phối hợp Bộ Công Thương tổ chức hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản đang vào vụ thu hoạch... 

Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Y tế  sớm ban hành hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch trong hoạt động vận tải, chú ý tới vấn đề vận chuyển công nhân giữa nơi ở và cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. 

Hai Bộ Quốc phòng và Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm soát người, phương tiện xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu, nhất là tại đường mòn, lối mở khu vực biên giới. Hai cơ quan phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương tiến hành các biện pháp phòng chống, dập dịch Covid-19.

Với Bộ Thông tin & Truyền thông, chủ trì, nhanh chóng xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số. Trình Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử trong các giai đoạn 5-10 năm sắp tới.

Cuối cùng, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch sẽ có nhiệm vụ rà soát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là dịch vụ du lịch, lữ hành, lưu trú, văn hóa, thể thao, giải trí… cùng đề xuất những giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, báo cáo Thủ tướng trước 15/6.

H.S

Xem thêm: Hà Nội dừng 82 dự án BT, chuyển sang đầu tư công, người dân và cả loạt "ông lớn"... hố nặng