Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển: Doanh nhân đại tài `cháy` hết mình cùng đam mê kinh doanh và bóng đá

08:34 | 11/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Chủ tịch Đỗ Quang Hiển nổi danh trong giới kinh doanh Việt với vai trò là Chủ tịch HĐQT tập đoàn T&T và Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

Chủ tịch SHB là ai?

 
Chủ tịch SHB tên khai sinh là Đỗ Quang Hiển hay còn được biết tới với cái tên thân mật bầu Hiển, sinh năm 1962, tại Thái Bình, học khoa vật lý trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Trước khi trở thành doanh nhân hàng đầu Việt Nam, hơn ba mươi năm trước, điểm xuất phát sự nghiệp của ông Hiển công việc của một kỹ sư ngành vật lý vô tuyến, trường Đại học Tổng hợp - một lĩnh vực chuyên ngành tưởng như không mấy liên quan đến kinh doanh. Ngã rẽ bắt đầu từ năm 1993 khi ông quyết định từ bỏ công việc Nhà nước ra thành lập doanh nghiệp riêng: Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại T&T. T&T lúc bấy giờ chuyên buôn bán các mặt hàng như: điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị văn phòng, thiết bị viễn thông…
 
Chủ tịch SHB là ai? Sự nghiệp của chủ tịch SHB?
Chân dung chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển
 
Đến những năm 1999 - 2000, nhận thấy tiềm năng rất lớn của thị trường xe máy, ông Hiển quyết định thành lập Công ty TNHH T&T Hưng Yên, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất các sản phẩm linh kiện, động cơ xe máy với quy mô lớn nhất Việt Nam, vốn đầu tư khi đó lên tới trên 300 tỷ đồng.
 
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, hàng loạt các dòng xe giá rẻ như Lifan, Hongda, Loncin tràn ngập thị trường và công ty này gặt hái thành công lớn.
 
Được biết, vợ của chủ tịch Hiển là bà Lê Thanh Hòa, là bạn từ thời cấp ba với ông. Bà Lê Thanh Hòa hiện là Trưởng phòng Kế toán của Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an. Gia đình ông Hiển có hai người con trai là Đỗ Quang Vinh sinh năm 1989 và Đỗ Vinh Quang sinh năm 1995, cả hai người con của ông đều học đại học tại Anh.
 
Chủ tịch SHB là ai? Sự nghiệp của chủ tịch SHB?
Gia đình chủ tịch Hiển
 
Gia đình ông Hiển có một điểm chung là rất mê bóng đá. Theo như chia sẻ từ vợ bầu Hiển, niềm đam mê này xuất phát một phần  từ ảnh hưởng của bầu Hiển. Bà chia sẻ, chính những ngày cuối tuần đi xem bóng đá đã kết nối mọi người lại với nhau sau những ngày đi làm bận rộn.
 

Sự nghiệp của bầu Hiển gắn bó với SHB

 
Trước khi bầu Hiển chuyển hướng đầu tư vào SHB, tập đoàn T&T từng rơi vào khó khăn chồng chất. Năm 2006, sau khi đã khôi phục lại T&T thành công với mảng sản xuất linh kiện, ông Đỗ Quang Hiển đầu tư vào SHB (khi đó là Ngân hàng nông thôn Nhơn Ái) và trở thành Chủ tịch ngân hàng.
 
Ông Đỗ Quang Hiển hiện đang làm Chủ tịch HĐQT của 7 công ty, trong đó ngân hàng SHB nằm trong top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất toàn hệ thống. 
 
Chủ tịch SHB là ai? Sự nghiệp của chủ tịch SHB?
Chủ tịch Hiển gắn bó với SHB từ năm 2006
 
Thành công của SHB khởi đầu từ ngày 13/11/1993 khi cái tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhơn Ái ra đời. Ban đầu, chỉ có 400 triệu đồng vốn điều lệ, 8 nhân viên nghiệp vụ, 2 điểm giao dịch với tổng tài sản 1 tỷ đồng. Đến nay, SHB là trường hợp thành công nhất trong loạt ngân hàng nông thôn chuyển đổi mô hình lên ngân hàng đô thị giai đoạn đó. Từ 400 triệu đồng vốn ban đầu, SHB nay nằm trong top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam, với hơn 300.000 tỷ đồng tổng tài sản.
 
Cái tên Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội sau khi chủ tịch Đỗ Quang Hiển lên nắm quyền có hàm ý mục tiêu ban đầu là thiết lập sự hiện diện và kinh doanh xuyên suốt từ Bắc - Nam, có mặt ngay ở hai địa bàn quan trọng nhất, thị trường lớn cả nước là Hà Nội và Tp.HCM ngay sau khi chuyển đổi lên ngân hàng đô thị.
 
Chủ tịch SHB là ai? Sự nghiệp của chủ tịch SHB?
Chủ tịch Hiển có công chèo lái SHB thoát khỏi khó khăn thời kì đầu
 
Bước chuyển đổi của SHB thời gian đầu nằm trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán 2006 - 2007 nên đã có một bước đà thuận lợi. SHB có sự ủng hộ rất lớn từ các cổ đông để tăng vốn, gia tăng sức mạnh tài chính. 
 
Chủ tịch Hiển đã hành động nhanh chóng, chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội, niêm yết cổ phiếu SHB trên thị trường chứng khoán để khẳng định tính minh bạch và tạo niềm tin cho cổ đông, nhà đầu tư. 
 
Năm 2011 - 2012, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam nóng bỏng vì lạm phát tăng cao và lãi suất leo thang, thanh khoản nhiều thành viên khó khăn, bộc lộ yếu kém... Chính trong bối cảnh đó SHB vẫn kiểm soát nợ xấu ở mức thấp, đảm bảo tốt thanh khoản và kinh doanh hiệu quả. Bầu Hiển và SHB tiên phong là ngân hàng thương mại đầu tiên chủ động tham gia ngay sau khi Chính phủ ra chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
 
Khi đó, SHB nhận thấy yêu cầu đẩy mạnh mở rộng mạng lưới nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ. Sát nhập ngân hàng khác là một bước chuyển mình, rút ngắn khoảng cách thời gian và tăng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó SHB đã sát nhập đồng thời tiến hành cải tổ lại một ngân hàng yếu kém nợ xấu cao là Habubank vào năm 2012 và nhận sáp nhập Công ty tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF) vào năm 2016.
 
Chủ tịch SHB là ai? Sự nghiệp của chủ tịch SHB?
Habubank được sát nhập vào SHB năm 2012
 
SHB cũng đóng vai trò là một trong những mạch máu chính lưu thông của dòng chảy tiền tệ quốc gia khi là ngân hàng đã đón đầu xu hướng của cuộc cách mạng 4.0, vận hành thành công hệ thống Corebank Intellect và hệ thống công nghệ thẻ mới Smart Vista. SHB trở thành một trong những ngân hàng cổ phần có nền tảng công nghệ thông tin hiện đại nhất, mở ra một kỷ nguyên mới về ngân hàng số với các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, an toàn, bảo mật và hiệu quả cho khách hàng.
 
Thành công của SHB còn vinh dự được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao: “Từ một ngân hàng có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, đến nay, SHB đã trở thành một ngân hàng có quy mô lớn, có năng lực tài chính vững mạnh, có uy tín cao trên thị trường tài chính tiền tệ. Tôi biểu dương và chúc mừng những thành tích mà lãnh đạo SHB đã đạt được, đặc biệt là thành tích, chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện của đồng chí Chủ tịch Đỗ Quang Hiển”.
 
Chủ tịch SHB là ai? Sự nghiệp của chủ tịch SHB?
Chủ tịch Hiển gặp gỡ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
 
Năm 2019, SHB có quy mô tổng tài sản đạt 365 nghìn tỷ đồng, tăng 13%; vốn huy động thị trường 1 đạt 289 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5%; dư nợ cấp tín dụng đạt 266 nghìn tỷ đồng, tăng 15%; lợi nhuận trước thuế đạt 3.026 tỷ đồng, tăng trưởng gần 45% so với năm 2018.
 
Chủ tịch SHB là ai? Sự nghiệp của chủ tịch SHB?
Biểu đồ vốn và lợi nhuận của SHB từ năm 2010 - 2019
 
Bất chấp dịch COVID-19, tính đến cuối tháng 9/2010, tổng tài sản của SHB đạt 401,9 nghìn tỷ đồng, tăng tới 10% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 10,2%, lên mức 292,2 nghìn tỷ đồng trong khi tiền gửi của khách hàng tăng 14,4%, lên 296,5 nghìn tỷ đồng. Dù nợ xấu có tăng nhưng nhờ phần lớn các mảng kinh doanh đều khởi sắc nên kết thúc quý III/2020, SHB vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế 947 tỷ đồng, tăng 35% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.
 

Niềm đam mê kinh doanh kết hợp bóng đá của bầu Hiển

 
Nếu như thị trường tài chính phải dè chừng tên tuổi của một Chủ tịch Đỗ Quang Hiển mạnh mẽ, quyết đoán, sắc sảo thì ở trên sân cỏ bầu Hiển lại xuất hiện với tâm thế đầy máu lửa, nhiệt huyết. Tính tới năm 2020, bầu Hiển đã có hơn 1 thập kỷ làm bóng đá. Ông được biết đến là người góp công lớn trong việc nuôi dưỡng, đào tạo được một thế hệ cầu thủ trẻ tài năng cho bóng đá Việt Nam với các cầu thủ như: Quang Hải, Đình Trọng, Đoàn Văn Hậu, Duy Mạnh, Đức Huy, Đức Chinh…
 
Chủ tịch SHB là ai? Sự nghiệp của chủ tịch SHB?
Bầu Hiển góp công lớn trong thành công của bóng đá nước nhà
 
 
Ông cũng là người đứng ra đưa SHB trở thành cầu nối đưa các câu lạc bộ danh tiếng thế giới như Barcelona, Manchester City… tới Việt Nam. Khi Quang Hải lập nên siêu phẩm “cầu vồng trong tuyết” tại giải U.23 châu Á ở Thường Châu (Trung Quốc), đứng lên bục nhận giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất VFF Cup 2018, giải Quả bóng vàng năm 2018… phía sau ánh hào quang đó là công sức thầm lặng của vị doanh nhân Đỗ Quang Hiển.
 

Thanh Thùy (T/h)
 

 

 

ĐỌC NHIỀU