Chủ tịch VACC: Nhà thầu đang chịu thiệt hại kép từ Covid và bão giá vật liệu xây dựng
Trả lời phỏng vấn báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp, chủ tịch VACC đã có những chia sẻ nhanh về những tác động của cơn bão giá vật liệu đối với nền kinh tế và doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, ông Hiệp nhận định giá thép nói riêng và giá vật liệu xây dựng đều tăng mạnh trong thời gian quá dường như "nhân đôi" những khó khăn mà các doanh nghiệp phải chịu đựng. Bởi trong cả năm 2020 nhiều doanh nghiệp đã phải căng mình chịu đựng những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh và cả tình trạng chủ đầu tư không chịu nghiệm thu cho nhà thầu trong khi dự án đã sang giai đoạn bán và đi vào sử dụng. Nếu Nhà nước không có biện pháp can thiệp thi nhà thầu sẽ rơi vào cảnh bế tắc.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam
Trước đó, trong một lần chia sẻ với Tạp chí Kinh tế Việt Nam, ông Hiệp cũng có lời thẳng thắn về cùng vấn đề bão giá vật liệu: "5 năm nữa sợ không còn công ty xây dựng Việt Nam", chủ tịch VACC cũng chỉ ra nếu giá thép tăng mạnh thì sẽ khiến giá thành xây dựng tăng cao lên. Bên cạnh đó, không chỉ thép mà cả kể giá các nguyên vật liệu khác như xi măng, gạch xây, gạch ốp… cũng tăng theo.
Chủ tịch VACC phân tích thêm, nhà thầu khi mua thép thường phải trả trước 6 tháng với một giá cố định, nhưng không phải ai cũng có thể chi trả trước. Nhiều nhà thầu phải chấp nhận ký những hợp đồng kiểu trôi nổi, đơn giá có khi đội đến 40% - 45% thì chắc chắn phá sản.
Thép là nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành xây dựng, việc tăng giá sốc sẽ khiến cả ngành rơi vào cảnh khốn đốn. Nếu tình trạng này cứ diễn ra, nhà thầu sẽ lâm vào tình trạn đóng cửa. Hiện nay, nhiều nhà thầu đang lao đao, nếu làm thì vẫn "chết", không làm thì không được, nếu bỏ công trình sẽ phải chịu án phạt.
Theo thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau, trong thời gian gần đây nhiều nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng xây dựng cũng bởi một nguyên nhân đó là 'bão giá' vật liệu xây dựng đang diễn ra.
Đứng trước tình hình đó, ông Nguyễn Quốc Hiệp đề nghị Chính Phủ xem xét, đánh giá bản chất bản chất sự việc để có những biện pháp giải quyết. Nếu bình ổn được giá vật liệu xây dựng trong thời dịch bệnh giúp doanh nghiệp nhà thầu thì sẽ giải quyết hành công mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
VACC đã gửi văn bản số 22/VACC gửi đến Văn phòng Chính phủ để kiến nghị về việc giá thép xây dựng tăng quá cao. Tuy nhiên, hiện VACC chưa nhận được phản hồi chính thức của Văn phòng Chính phủ về việc này.
Cũng theo ông Hiệp, giá thép tăng cao cũng tác động đến nền kinh tế, bởi sẽ khiến giá thành một loạt các sản phẩm thuộc lĩnh vực khác tăng giá theo như bất động sản, chỉ số lạm phát CPI ra khỏi ngưỡng an toàn. Mức giá lạm phát cao sẽ mang theo nhiều nguy cơ khác. Ngoài ra, nó còn tác động sâu sắc đến tăng trưởng GDP.
H.S
Xem thêm: Kiến nghị TP.HCM hoãn thu phí hạ tầng cảng biển để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp