Việc tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế sẽ giúp “ổn định nhu cầu thép trong các lĩnh vực bất động sản và hạ tầng”. Đồng thời, quá trình cải cách ngành đang được đẩy mạnh có thể dẫn đến “mức cắt giảm nguồn cung lớn hơn kỳ vọng”. Việc này sẽ hỗ trợ ngành thép Trung Quốc phục hồi.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo Kết luận sơ bộ điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim (Non-alloy and alloy steel flat products) nhập khẩu vào Ấn Độ.
Tổng lượng thép nhập khẩu vào Mỹ trong tháng 1 cũng tăng mạnh, đạt 2,79 triệu tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng thép nhập khẩu từ Mỹ tăng vọt 95% lên gần 55.000 tấn.
Theo phân tích của MBS, trong bối cảnh thị phần của các doanh nghiệp nội địa xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm, việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc có thể giúp các doanh nghiệp thép như Hoà Phát, Nam Kim, Hoa Sen lấy lại thị phần.
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38 - 27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn Độ được miễn trừ do tỉ lệ nhập khẩu không đáng kể.
Việc Hoa Kỳ áp thuế 25% không miễn trừ với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu vào nước này vẫn tạo cơ hội cho nhóm hàng xuất khẩu này của Việt Nam nếu biết tận dụng lợi thế đang có.
Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng ông dự định áp thuế 25% với tất cả các sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ, áp dụng với tất cả các quốc gia. Chính sách thuế mới này được dự báo sẽ tác động đến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam, đặc biệt là Thép Nam Kim.
Ngày 9/2 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ áp mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, ngoài mức thuế hiện tại đối với các kim loại này. Đây có thể sẽ là tín hiệu bất lợi với một số doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam