Chứng khoán Mỹ trượt dốc trong bối cảnh tranh chấp về quỹ Fed và COVID-19 tăng đột biến.

17:25 | 23/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh điểm vào phiên giữa tuần trước do bất đồng về việc sử dụng các quỹ cứu trợ liên bang trong việc phê duyệt vắc xin COVID-19.
Sự sụt giảm của các chỉ số bắt đầu vào cuối ngày thứ Năm sau khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang trả lại cho Chính phủ một số chương trình cho vay khẩn cấp. Quyết định ấn định ngày hết hạn vào ngày 31 tháng 12 cho năm cơ sở, bao gồm Cơ sở thanh khoản thành phố và cả hai chương trình tín dụng doanh nghiệp.
 
Chứng khoán Mỹ trượt dốc trong bối cảnh tranh chấp về quỹ Fed và COVID-19 tăng đột biến. - ảnh 1
 
 
Mnuchin nói rằng, trong khi một số góc nhìn của nền kinh tế tiếp tục vật lộn với đại dịch, thì các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung sẽ giúp họ nhiều hơn là gánh thêm nợ.
 
Fed nhanh chóng phản ứng bằng một tuyên bố công khai hiếm hoi, nói rằng kho bạc Nhà nước nên chuẩn bị ứng phó cho các trường hợp khẩn cấp. Ngân hàng trung ương cho biết thêm, các quyết định này tiếp tục đóng vai trò "như một nền tảng hỗ trợ cho nền kinh tế vẫn còn căng thẳng và nhiều biến động bởi dịch bệnh và suy thoái kinh tế".

Xung đột giữa các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã xuất hiện thêm những tin tức tích cực về thông tin vắc xin. Pfizer và BioNTech đã nộp đơn xin phép sử dụng khẩn cấp từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vào thứ Sáu cho vắc-xin COVID-19 thử nghiệm của họ. Khi thông tin này được đưa ra, cổ phiếu cả 1 công ty đều đồng loạt tăng điểm.
 
Quá trình kiểm tra của Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) dự kiến ​​sẽ mất một vài tuần và những người đầu tiên có thể nhận được mũi tiêm vào đầu năm 2021.

Việc phê duyệt vắc-xin đến vào thời điểm quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Theo ghi nhận của hãng tin Reuters, Mỹ đã ghi nhận hơn 12.010.000 ca COVID-19, nối tiếp chuỗi ngày số ca nhiễm tăng kỷ lục. Trong đó, khu vực Trung Tây là một trong những khu vực có tỉ lệ tăng ca nhiễm trên đầu người cao nhất.
 
Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 255.000 người tại Mỹ, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Xu hướng gia tăng trở lại của các ca bệnh thời gian gần đây đã buộc hơn 20 quốc gia tái áp đặt các giới hạn nhằm ngăn bùng dịch trở lại.
 
Theo Reuters, tốc độ xuất hiện ca nhiễm mới tại Mỹ đã tăng lên với thêm gần 1 triệu trường hợp được ghi nhận chỉ trong vòng 6 ngày qua. Để so sánh, Mỹ mất 8 ngày để tăng từ 10 triệu lên 11 triệu ca COVID-19, và mất 10 ngày để tăng từ 9 triệu lên 10 triệu.
 
Đặc biệt, cổ phiếu các công ty dược phẩm giảm sau khi các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên không nên điều trị bệnh nhân COVID-19 bằng thuốc kháng virus Remdesivir của Công ty Công nghệ sinh học Gilead để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, bất kể tình trạng bệnh của họ thế nào, vì không có bằng chứng nào cho thấy thuốc này có “tác dụng quan trọng” tăng cơ hội sống cho bệnh nhân hoặc giảm nguy cơ bệnh nhân phải thở máy.
 
Trong một tuyên bố, Nhóm phát triển chỉ dẫn (GDG) của WHO gồm các chuyên gia quốc tế nêu rõ, căn cứ vào các dữ liệu hiện có, nhóm này nhận thấy “không có bằng chứng thuốc remdesivir cải thiện các kết quả điều trị đối với bệnh nhân như giảm nguy cơ tử vong, thở máy, thời gian cải thiện lâm sàng và các yếu tố khác”.
 
Các thành phố lớn tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách chặt chẽ hơn để khống chế sự lây lan của virus trong cộng đồng. Nhưng các hạn chế về giãn cách xã hội đe dọa đến cắt giảm chi tiêu quan trọng trong mùa lễ và làm chậm sự phục hồi kinh tế Mỹ hơn nữa. Thống đốc California Gavin Newsom đã đặt ra lệnh giới nghiêm kéo dài một tháng vào thứ Năm và các cơ quan y tế công cộng đang cảnh báo không nên đi du lịch vào mùa Lễ Tạ ơn.
 
Bên cạnh đó, các chỉ số bao gồm tăng trưởng doanh số bán lẻ và tỷ lệ thất nghiệp gây bất ngờ lớn đến sự sụt giảm của các chỉ số chứng khoán trong những tuần gần đây. 
 
Tranh chấp đánh dấu sự bất hòa giữa hai nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của đất nước. Trong khi Fed và Bộ Tài chính đã làm việc cùng nhau khi đại dịch bắt đầu để, sự bất đồng của họ gây nguy hiểm cho những chính sách phối hợp trong tương lai.

Bộ trưởng Tài chính Mnuchin hy vọng, tình trạng của nền kinh tế sẽ "cải thiện đáng kể" trong nửa cuối năm 2020 sau khi số lượng việc làm đã tăng 2,5 triệu trong tháng 5.
 
Trong khi người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ lạc quan cho rằng làn sóng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất do đại dịch gây ra đã kết thúc, Chủ tịch Fed Jerome Powell thận trọng cảnh báo các nhà lập pháp tại Hạ viện về những vấn đề quan trọng mà nước Mỹ cần vượt qua sau khi phải chịu một cuộc khủng hoảng với "mức độ đau đớn khó nói".
 
Chủ tịch Fed cho rằng, sự phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế Mỹ là không thể xảy ra cho đến khi dịch COVID-19 hoàn toàn chấm dứt.
 
Đồng thời, cả ông Mnuchin và ông Powell đều đồng ý rằng, các biện pháp của chính phủ liên bang đến thời điểm này là thành công.
 
Mỹ Duyên (Theo Business Insider)