Cuộc đời `chìm nổi` của lão đại gia 2 lần `xộ khám` Lê Ân và những cái nhất `có một không hai`

16:34 | 08/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong giới đại gia Việt, có lẽ lão đại gia Lê Ân là người có cuộc đời nhiều sóng gió nhất.
Nói về cuộc đời "chìm nổi" của mình, lão đại gia Lê Ân chia sẻ: "Tôi có đi thầy lấy lá số tử vi và được phán rằng số nhiều của cải, nhưng gặp nhiều sóng gió, gia đạo rối ren".
 

Tuổi thơ cơ cực và bước đường thăng trầm "vào tù ra tội"

 
Ông Lê Ân (SN 1938) trong một gia đình đông con ở tỉnh Quảng Nam. Gia đình ông Ân nghèo khó lại đông con nên mấy anh em sống "dặt dẹo" qua ngày. 
 
Vừa bước vào tuổi đôi mươi, để kiếm sống qua ngày, ông bỏ nhà đào thoát đến thị xã An Lộ (tỉnh Bình Long, nay là Bình Phước) để trốn quân dịch dưới chế độ Ngô Đình Diệm (năm 1958). 
 
Ở trong An Lộc, ông Ân mưu sinh bằng cách mướn máy may hiệu Singer cũ (loại dùng bàn đạp bằng chân) rồi đặt trước cổng doanh trại lính để kiếm ăn. Thời đó, lính thường được phát quân trang là quần áo rộng thùng thình hoặc rất chật nên để có đồ vừa vặn họ mang ra cho ông Ân sửa. Thời điểm đó ông Ân cũng không ngờ nghề sửa đồ lại kiếm ra tiền như vậy.
 
Cuộc đời sóng gió của lão đại gia Lê Ân
Lão đại gia Lê Ân làm giàu từ con số 0
 
Hơn 1 năm cần mẫn sửa đồ, ông Ân đủ tiền mua chiếc máy may đã mướn trước đó và mua thêm được 2 cái máy may khác, thuê thợ đến làm công cho mình. Một lần nọ có người khác từ Bắc vào Nam thấy ông Ân khéo tay nên nói, nếu muốn học may vest thì sẽ truyền nghề cho. 
 
Giống như người đi cuối đường gầm gặp ánh sáng, ông Ân nhận lời và trở thành đồ đệ của người này. Sau khi học được hết nghề, ông Ân gom hết vốn liếng rồi đi lên Sài Gòn thuê một căn nhà ở đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) mở tiệm may đồ tây với tên gọi Chiến's Tailor.
 
Chỉ trong thời gian ngắn, tiệm của ông Ân nổi tiếng khắp Sài Gòn, trở thành điểm may đo uy tín và rất đông khác. Không lâu sau đó, tiệm Chiến's Tailor trở thành Trung tâm Âu phục thời trang Chiến's Tailor. 
 
Ông Ân kể lại, để quảng cáo thương hiệu và bản thân, cứ hễ ra đường là ông mặc đồ vest mình tự may rồi quảng cáo cho mọi người. Và khi đã có nhiều tiền, ông Ân bắt đầu mở rộng ngành nghề kinh doanh. Ông mở thêm  xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam, xe buýt chạy tuyến đường Sài Gòn - Bảy Hiền - Bà Chiểu, thành lập công ty kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu của người cày có ruộng, công khố phiếu quốc gia… 
 
Chưa dừng lại, ông Ân còn đầu tư vốn lập ngân hàng tư nhân. Nhưng ngân hàng chưa kinh doanh có lãi thì Sài Gòn giải phóng. Toàn bộ trái phiếu, công phiếu và chứng từ có giá trị tài sản lớn của chế độ cũ lập tức trở thành đống giấy vụn. Sự cố này đã khiến ông Lê Ân từ đại gia trở thành kẻ trắng tay.
 
Cuộc đời sóng gió của lão đại gia Lê Ân
Cuộc đời lão đại gia Lê Ân gặp không ít sóng gió từ sự nghiệp đến đời tư
 
Nhưng không để bản thân mình chìm trong nỗi đau mất của, ông nhanh chóng vay mượn bạn bè, xây dựng lại đế chế kinh doanh của mình với ngành phế liệu và kiếm được rất nhiều tiền những đống sắt vụn. Ngoài ra, ông còn lao vào kinh doanh thuốc tây.
 
Ông hợp tác với dược sĩ Gia theo phương châm "anh bỏ chất xám, tôi bỏ tiền". Ông lập hệ thống thu gom thuốc tây, nhất là các loại thuốc "nằm" để điều trị bệnh hiếm gặp. 
 
"Chính vì là thuốc "nằm" nên khi thu vào, giá rất rẻ nhưng nếu có ai cần đến thì lại bán được với giá rất đắt. Mới nghe qua thì thấy phi đạo đức nhưng cứ thử nghĩ, tôi bỏ ra 1 cây vàng chẳng hạn để mua 1 thùng thuốc "nằm" rồi 1 năm sau, không bán được cho ai, thuốc hết "đát" phải vứt bỏ là tôi mất luôn cả 1 cây vàng", ông Ân chia sẻ.
 
Hai năm kinh doanh thuốc tây ông Ân không chỉ thu lợi lớn mà còn thuộc làu các loại thuốc, giá cả từng loại, công dụng, cách dùng. Từ khoản lợi nhuận này, ông Ân đổ tiền vào kinh doanh xưởng sản xuất xe đạp và chế biến xà phòng. Đồng thời ông cũng thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh và gia công vàng nữ trang.
 
Hàng đêm, tiệm vàng của ông âm thầm thu gom vàng từ nhiều nguồn để để chế tác nữ trang. Cũng chính hành vi này đã khiến ông Ân phải đi cải tạo một thời gian. Đây cũng là đầu tiên ông Ân ăn cơm tù.
 
Khi ông vừa đi cải tạo về thì Nhà nước có chủ trương cải tạo công thương nghiệp và gia đình ông thuộc thành phần phải đi kinh tế mới. Sau thời gian đi kinh tế mới ông Ân lại bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề mua bán phụ tùng, sản xuất khung xe đạp và mua bán vải tại khu Chợ Đầm nổi tiếng nhất thành phố du lịch Nha Trang. 
 
Của cải vừa đổ vào túi chẳng được bao lâu thì ông Ân tiếp tục vướng vào sai lầm khác. Ông giao toàn bộ tài sản quy đổi thành vàng và hột xoài cho vợ. Đến năm 1984, vợ ông Ân đâm đơn ra tòa ly hôn, không chứng  minh được tài sản đã giao cho vợ nên ông lần nữa trắng tay.
 
Ông Ân ôm đau đớn về TP Hồ Chí Minh làm lại. Ông mở tiệm thời trang nhỏ tại quận 3. Sau đó phát triển nó thành chuỗi thời trang tại nhiều quận khác nhau. Khi có tiền ông mở thêm các hiệu thuốc tây ở quạn 1, 3 và 10.
 
Có doanh thu từ hai chuỗi kinh doanh này, ông lập Quỹ tín dụng Hòa Hưng, mua đồng rúp và lập thêm nhiều chi nhánh, phát triển nghề kinh doanh vàng. Ông còn đóng cổ phần vào nhiều ngân hàng lẫn trung tâm tín dụng khác nhau.
 
Cuộc đời sóng gió của lão đại gia Lê Ân
Trước khi xây dựng được đế chế hùng mạnh như bây giờ, ông Lê Ân từ 2 lần vào tù ra tội
 
Tuy nhiên, khi Quỹ tín dụng Hòa Hưng được nhân làm ngân hàng Cổ phần Đại Nam thì tên ông Ân không có trong hội đồng cổ đông. Điều đó đồng nghĩa với việc ông là người bị loại. 
 
Nhưng sau đó ông Ân lại trở thành tâm điểm của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cổ phẩn nằm trong khối liên kết mà trước đó ông được bầu làm chủ tịch. Ông tiến hành sát nhập Quỹ tín dụng Phú Đông và Thống Nhất.  Việc sáp nhập hai quỹ này chính là tiền thân của Ngân hàng Tân Việt ngày nay.
 
Sau thời gian giúp đỡ Quỹ tín dụng Hội Phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, Lê Ân đã bàn với Quỹ tín dụng xin nâng cấp thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB). Ngân hàng chính thức được khai trương tại TP Vũng Tàu vào ngày 9/10/1991.
 
Ông Lê Ân còn lập Công ty Lê Hoàng để phát triển kinh doanh các tài sản thu nợ  và VCSB lập dự án du lịch Chí Linh. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không đồng ý cho phép VCSB lập khu du lịch này bởi VCSB không có chức năng du lịch. VCSB đã chuyển toàn bộ dự án kinh doanh khu du lịch Chí Linh cho Công ty Lê Hoàng. 
 
Chính từ đây, đại gia Lê Ân một lần nữa rơi vào vận hạn tù tội. Với hợp đồng chuyển nhượng của VCSB cho Công ty Lê Hoàng, có dư luận nghi ngờ Lê Ân đã lạm quyền khi chi đến 82 tỷ đồng cho Công ty Lê Hoàng (nơi Lê Ân làm Chủ tịch Hội đồng quản trị).
 
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã khởi tố vụ "Cố ý làm trái, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lập ngân hàng huy động vốn nhằm chiếm đoạt tài sản, mất khả năng chi trả" đối với ban lãnh đạo của VCSB. 
 
Ngày 11/2/2000, ông Lê Ân cùng 6 thành viên trong ban lãnh đạo VCSB bị bắt. Ngày 28/5/2001, Lê Ân bị tuyên phạt 20 năm tù giam với tội danh "Cố ý làm trái", án phạt chung thân với tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và án tử hình với tội danh "Lập ngân hàng huy động vốn để lừa đảo". Tổng cộng hình phạt là tử hình. 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB cũng chịu các mức án tù giam khác nhau.
 
Sau đó ông Ân làm đơn kháng cáo, giao nộp toàn bộ chứng từ của VCSB cho cơ quan điều tra chứng minh mình vô tội. Ông Lê Ân thành công và được giảm án xuống thành Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng với án phạt 12 năm tù. 
 
Trong thời gian thụ án, do cải tạo tốt nên ông được ân xá vào ngày 31/8/2005. Sau khi ra tù, ông Lê Ân tiếp tục xây dựng sự nghiệp.
 
Hiện tại, sau những "chìm nổi" của cuộc đời, lão đại gia Lê Ân đang là Chủ tịch HĐQT Cty Lê Hoàng tại TP Vũng Tàu, hằng ngày đưa người vợ trẻ kém mình 55 tuổi hưởng thụ cuộc sống.
 

Lão đại gia Lê Ân và những cái nhất "có một không hai"

 
Cuộc đời lão đại gia Lê Ân có rất nhiều chuyện để kể, thế nhưng không thể không nhắc đến những cái nhất "có một không hai" như: Đại gia nhiều vợ nhất, đại gia chịu chơi nhất, đại gia chiều vợ nhất, đại gia lấy vợ trẻ nhất...
 
Lão đại gia nhiều vợ nhất
 
Ông Lê Ân từng rất nổi tiếng trên truyền thông khi chia sẻ về 5 bà vợ trinh trắng. Nhưng trong 5 người này thì có đến 3 người phụ bạc ông, bỏ ông hoặc ra đi khi gặp sóng gió.
 
Người vợ đầu tiên là bà Lê Thị Ngọc L. (năm nay đã 70 tuổi). Hai người đã có 5 mặt con với nhau. Song bà này đã ly hôn sau khi ông Ân và tù và lấy hết tài sản của ông.
 
Sau khi ra tù, ông Ân lấy người vợ thứ 2 một phụ nữ lai Mỹ. Sau 1 năm chung sống, bà này mất tích và để lại cho ông 1 đứa con trai. 
 
Ông lấy tiếp 2 bà vợ nữa nhưng không có con chung. Người vợ thứ 3 theo ông Ân là kẻ thủ đoạn, uống thuốc ngừa thai để không có con với ông. Lấy nhau được 6 tháng thì cô ta ôm tiền vàng bỏ đi. 
 
Cuộc đời sóng gió của lão đại gia Lê Ân
Cô Mai là người vợ được ông Lê Ân yêu, chiều nhất
 
Người vợ thứ 4 tên K., ông Ân rất tin tưởng đã thành lập công ty Lê Hoàng, cho bà này vào vị trí Phó chủ tịch HĐQT công ty. Khi ông ngồi tù, mọi quyền hành trong công ty do người vợ này đảm nhiệm. Song khi ông đang thụ án thì bà này âm thầm cùng "người tình" chuyển giao toàn bộ tài sản lẫn quyền lực của ông cho chính họ. Sau đó, ông Ân và người này ly hôn. 
 
Cuối cùng ông ân gặp được cô Mai Thị Mai. Ông Ân từng nhận định rằng, đây là cuộc hôn nhân cuối cùng trong cuộc đời của ông. 
 
Cô Mai cũng là người vợ trẻ nhất của ông. Khi ông Ân tròn 76 tuổi thì cô Mai mới 20 tuổi. Hai người cách nhau 50 tuổi nhưng vô cùng hợp tính. Cô Mai cũng là người xứ Quảng, xuất thân trong gia đình nghèo khó như ông Ân nên cả hai dễ đồng cảm với nhau. 
 
Ông Ân rất chiều cô Mai. Ông xem cô Mai như bảo bối của cuộc đời mình. Ông chuẩn bị siêu xe đón dâu. Trên khu đất 100 tỷ ông tạo vườn cây ăn quả sạch để thỏa lòng người vợ trẻ.
 
Chưa dừng lại, ông Ân còn không tiếc tiền xây nhà lầu, sắm xe sang để vợ trẻ có cuộc đời sung túc nhất. Thời gian rảnh rỗi ông đưa vợ đi chơi, dự tiệc, thuê vệ sĩ bảo vệ vợ.
 
Lão đại gia Lê Ân sắm giường đắt nhất thế giới
 
Ông Lê Ân quả thực là đại gia thứ thiệt. Ông từng đặt mua chiếc siêu giường ở Anh với giá 4 tỷ đồng. Thêm công lắp đặt, vận chuyển nữa là vừa tròn 6 tỷ đồng.

Ông Lê Ân từng cho biết, ông mua chiếc giường này không để ngủ mà để thế giới biết rằng, Việt Nam cũng có nhiều đại gia lắm tiền chẳng kém gì Trung Quốc. 
 
Ông Ân còn là người mê siêu xe. Đội xe của gia đình ông gồm 6 chiếc. Hầu hết là những dòng xe đắt tiền có giá từ vài trăm ngàn đô la Mỹ trở lên. Trong đó nổi bật là chiếc Rolls-Royce Phantom, BMW B7 và Toyota Solara mui trần.
 
Lão đại gia bỏ nhiều tiền làm từ thiện nhất
 
Trong lần sinh nhật lần thứ 76 của mình, đại gia Lê Ân đã quyết định nâng vốn cho Quỹ từ thiện Lê từ 1.500 tỷ đồng lên trên 2.000 tỷ đồng.
 
Cuộc đời sóng gió của lão đại gia Lê Ân
Lão đại gia chi rất nhiều tiền cho công tác từ thiện
 
Vào thời điểm đó, ông cũng đến UBND phường 10, TP Vũng Tàu làm thủ tục giao 14 loại tài sản chủ yếu là những biệt thự cao cấp, nhiều căn nhà lầu và hàng chục hecta đất xây dựng tại Vũng Tàu trị giá hơn 2.000 tỷ đồng cho 7 người thân quản lý, điều hành kinh doanh sinh lãi để tiếp tục làm từ thiện khi ông già yếu.
 
 
Hương Quỳnh