Đằng sau những quốc gia sắp được Việt Nam nối lại đường bay thương mại
Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam lại ưu tiên nối lại đường bay thương mại với 6 quốc gia trong cùng khu vực.
Thúc đẩy mở lại đường bay thương mại là nhiệm vụ cấp bách được Chính phủ giao cho Bộ Giao thông và Vận tải trong thời gian gần đây. Trước mắt, các chuyến bay tới Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ được thực hiện đầu tiên. Sau đó, các chuyến bay tới các quốc gia khác có chỉ số an toàn cao sẽ được tiếp nối thực hiện.
Ở mỗi một quốc gia khác nhau, cơ quan quản lý hàng không Việt Nam sẽ lựa chọn một địa điểm cố định để kết nối các chuyến bay. Danh sách cụ thể này dự kiến bao gồm: Trung Quốc (Quảng Châu), Nhật Bản (Tokyo), Hàn Quốc (Seoul), Lào (Vientiane), Campuchia (Phnom Penh) và Đài Loan.
Chính phủ đang nỗ lực để mở lại các đường bay thương mại sớm nhất có thể.
Tiêu chí đầu tiên Chính phủ Việt Nam đề ra để xem xét quốc gia nối lại đường bay thương nằm ở khả năng kiểm soát được đại dịch COVID-19 – hay gọi cách khác là các quốc gia có chỉ số an toàn cao. Cả 6 quốc gia và vùng lãnh thổ trên đều đáp ứng tiêu chí này.
Từng là tâm điểm của đại dịch COVID-19 của thế giới, Trung Quốc dần thoát khỏi dịch bệnh. Không còn xuất hiện các ổ dịch quy mô lớn, thay vào đó chỉ có một vài ổ dịch lẻ tẻ ở quốc gia tỷ dân nữa. Các hoạt động cuộc sống thường ngày đã quay trở lại như thời gian trước khi bùng phát dịch.
Hàn Quốc chuẩn bị nới lỏng một phần lệnh giới nghiêm sau một thời gian siết chặt trở lại.
Nhật Bản và Hàn Quốc thời gian gần đây vẫn ghi nhận số lượng lớn bệnh nhân nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, các con số này đang có dấu hiệu ổn định và dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới. Hệ thống y tế hiện đại tại các quốc gia này vẫn đang tăng cường kiểm soát dịch bệnh và làm chủ được tình hình. Một số hoạt động giãn cách xã hội cũng được nới lỏng sau thời gian được siết chặt trở lại.
Lào, Campuchia và Đài Loan nằm trong nhóm 3 quốc gia kiểm soát tốt tình hình đại dịch COVID-19. Các quốc gia này hầu như không có ca nhiễm COVID-19 mới trong thời gian gần đây.
Một trong những định hướng cơ bản của Chính phủ Việt Nam trong suốt thời gian qua là “Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế bền vững”. Vậy nên, hoạt động phát triển kinh tế có ý nghĩa không hề kém cạnh nếu đem so sánh với các hoạt động phòng và chống dịch.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, nền kinh tế Việt Nam cũng như cả thế giới đã phải chịu những cú đấm quá nặng nề. Nếu không chạy đua thời gian khôi phục nền kinh tế, tình hình sẽ càng khó khăn để hồi phục. Gánh nặng an sinh sẽ để lại nhiều hệ quả lên xã hội.
Hoạt động kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng vì thiếu vắng các chuyên gia quốc tế.
Chính vì vậy, khôi phục những chuyến bay thương mai là một hoạt động trọng tâm nhằm dần khôi phục lại mối quan hệ giữa các nước. Những đối tượng chủ yếu trong các chuyến bay này thường là những doanh nhân, kỹ sư, du học sinh và những công dân của cả hai bên. Sự xuất hiện của họ sẽ giúp các mạnh máu kinh tế hoạt động theo đúng quỹ đạo thông thường.
Điều này lý giải tại sao danh sách các quốc gia nối lại đường bay thương mại lại bao gồm 6 quốc gia kia. Họ đều là những đối tác chiến lược với Việt Nam trên các phương diện như kinh tế, chính trị hay xã hội.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng chủ trương trước mắt tập trung nối lại các đường bay với các quốc gia trong khu vực châu Á. Việc tập trung các đường bay truyền thông với các đối tác truyền thống trong khu vực sẽ giúp việc quản lý và vận hành bay trở nên hiệu quả hơn. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh trên toàn cầu vẫn có thể có những diễn biến vô cùng khó lường.
>>> Xem thêm: Hàng không Trung Quốc trước viễn cảnh phục hồi