Đầu tư khoảng 6.770 tỷ đồng vốn nhà nước cho dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Bộ GTVT cho biết, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án bố trí qua Bộ GTVT khoảng 6.770 tỷ đ
Theo báo SGGP online cho biết dự án này ban đầu được Thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem xét chủ trương đầu tư. Khi xây dựng nhu cầu vốn cho dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT không đưa dự án này vào danh mục. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Bình đồ tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong mối tương quan với hệ thống giao thông trong khu vực Đông Nam Bộ.
Do đó, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ KH-ĐT điều chỉnh dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để bổ sung dự kiến nguồn ngân sách nhà nước tham gia dự án này. Tháng 12-2020, Bộ GTVT được giao rà soát, cập nhật trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Bộ GTVT đang khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và phương án đầu tư cụ thể, Bộ GTVT sẽ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.
Theo tạp chí Doanh nhân Việt Nam đưa tin trước đó tuyến đường thuộc phạm vi Dự án giai đoạn I với tổng chiều dài là 53,8 km có điểm bắt dầu kết nối tuyến tránh Quốc lộ 1 qua Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm kết thúc giao với đường vành đai Tp. Bà Rịa (Quốc lộ 56), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnh Đồng Nai là 34,2 km và trên địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 19,6 km.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiến nghị Thủ tướng cho phép đầu tư Dự án giai đoạn I theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, trong đó đoạn Biên Hòa – Long Thành với 4 làn xe, nền đường có chiều rộng từ 24,76 m – 27 m; đoạn Long Thành – Tân Hiệp (điểm giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành) bao gồm 6 làn xe, nền đường có chiều rộng từ 32,26 m – 34,5 m; đoạn Tân Hiệp – Phú Mỹ (điểm với đoạn nhánh nối ra cảng Cái Mép – Thị Vải) quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường từ 32,25 m – 34,5 m; đoạn Phú Mỹ - nút giao Quốc lộ 56 với 4 làn xe cao tốc, nền đường có chiều rộng từ 24,75 – 27 m. Dự án dự kiến xây dựng 7 nút giao liên thông; 13 cầu vượt dòng chảy; 4 cầu vượt đường ngang và 19 đường ngang vượt cao tốc.
Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư dự án là 19.013 tỷ đồng, trong đó 9.115 tỷ đồng là chi phí xây dựng, chi phí GPMB là 5.985 tỷ đồng. Tổng diện tích đất sử dụng để xây dựng dự án khoảng 588,5 ha. Sau khi Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, 2 địa phương sẽ phối hợp lập khung chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và trình Thủ tướng phê duyệt triển khai thực hiện.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiến nghị Thủ tướng cho phép đầu tư Dự án giai đoạn I theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, trong đó đoạn Biên Hòa – Long Thành với 4 làn xe, nền đường có chiều rộng từ 24,76 m – 27 m; đoạn Long Thành – Tân Hiệp (điểm giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành) bao gồm 6 làn xe, nền đường có chiều rộng từ 32,26 m – 34,5 m; đoạn Tân Hiệp – Phú Mỹ (điểm với đoạn nhánh nối ra cảng Cái Mép – Thị Vải) quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường từ 32,25 m – 34,5 m; đoạn Phú Mỹ - nút giao Quốc lộ 56 với 4 làn xe cao tốc, nền đường có chiều rộng từ 24,75 – 27 m. Dự án dự kiến xây dựng 7 nút giao liên thông; 13 cầu vượt dòng chảy; 4 cầu vượt đường ngang và 19 đường ngang vượt cao tốc.
Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư dự án là 19.013 tỷ đồng, trong đó 9.115 tỷ đồng là chi phí xây dựng, chi phí GPMB là 5.985 tỷ đồng. Tổng diện tích đất sử dụng để xây dựng dự án khoảng 588,5 ha. Sau khi Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, 2 địa phương sẽ phối hợp lập khung chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và trình Thủ tướng phê duyệt triển khai thực hiện.
Nguyễn Triệu