Đề xuất cải tổ bộ máy quản lý của một số đơn vị ngành đường sắt
Hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn
Nguyên nhân mà UBQLVNN đưa ra là bởi hai công ty này có bị giảm hiệu suất kinh doanh bởi mạng lưới riêng về nhân sự, trụ sở làm việc, kho bãi… làm phát sinh lao động, tiêu tốn cơ sở vật chất, tăng chi phí...
Vấn đề tiếp theo là phân tán nguồn lực liên quan tới toa xe, kho bãi, phương tiện xếp dỡ, vốn đầu tư... Vì vậy, công tác điều hành, vận dụng quay vòng toa xe năng suất thấp; công tác sửa chữa toa xe dàn trải không đảm bảo chất lượng. Muốn đủ toa xe, phương tiện xếp dỡ từng công ty phải tự đầu tư, vay vốn... mà không thể sử dụng chung các nguồn lực hiện có, càng làm giảm sút hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh…
Ủy ban chỉ ra tiếp tuy là hai đơn vị riêng lẻ nhưng vẫn phải có các quy trình, tác nghiệp phối hợp hoặc làm hộ. Vấn đề này khiến khối lượng thống kê, kiểm đếm, thanh toán... giữa các công ty vận tải tăng thêm, qua đó tạo ra khó khăn, tốn thêm chi phí, nhân công, luôn xảy ra các tranh chấp, làm ảnh hưởng đến chất lượng vận tải.
Vì vậy, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sẽ sáp nhập hai Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn thành một Công ty cổ phần Vận tải đường sắt. Đồng thời, Ủy ban chỉ đạo VNR triển khai phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức của VNR theo phương án được Thủ tướng chấp thuận và đảm bảo đúng quy định của pháp luật...
Không cần quá nhiều xí nghiệp đầu máy
Cụ thể, trong năm ngoái Tổng công ty Đường sắt Việt Nam công bố 6.281 tỉ đồng, nhưng phải chịu khoản lợi nhuận âm lên đến 1.300 tỉ đồng. Được biết, một phần số lỗ này bởi ngành đường sắt chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, khiến lượng hành khách chưa đầy 50% so với năm 2019. Phần lỗ còn lại chủ yếu phải trích lập dự phòng hơn 1.099 tỉ đồng từ các do kinh doanh không có lãi, chậm nộp thuế tồn tại từ trước khi VNR chuyển giao về Ủy ban.
Làm ăn không hiệu quả nhưng VNR tiếp tục bị Ủy ban chỉ ra những bất cập đến từ bộ máy quản lý. Bao gồm năm chi nhánh xí nghiệp đầu máy gồm: Chi nhánh xí nghiệp đầu máy Yên Viên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn xuyên suốt từ Bắc vào Nam. Các xí nghiệp này tổ chức cồng kềnh, nhỏ lẻ, số lượng đầu máy phân tán, nhiều chi nhánh dẫn đến tăng chi phí quản lý, chi phí cố định, không khai thác tối đa các đầu máy có hiệu quả.
Ủy ban cho rằng chỉ cần giữ lại 3/5 xí nghiệp nhằm phục vụ cho việc cấp nhiên liệu, sửa chữa nhỏ các đầu máy trong quá trình vận hành bởi hiện phương thức tổ chức kéo đoàn tàu chạy suốt từ Hà Nội vào TP.HCM và ngược lại đã được đầu tư gần 100 đầu máy mới với công suất lớn nên không cần thiết bố trí nhiều đơn vị.
Do đó, UBQLVNN tin rằng cần giữ nguyên mô hình quản lý tập trung sức kéo tại VNR như hiện nay nhưng thực hiện thu gọn đầu mối các xí nghiệp đầu máy từ năm chi nhánh thành ba chi nhánh. Tiến hành cơ cấu lại sẽ giảm được 12 phòng, 107 người lao động, dự kiến giảm chi phí khoảng 63 tỉ đồng. Hiện tại, Ủy ban đã đề xuất vấn đề này lên Thủ tướng Chính phủ.
Gộp ban quản lý dự án bởi không đảm bảo đủ công việc cho người lao động
VNR hiện đang có ba ban quản lý dự án đường sắt (QLDA). Đây là các đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty, tự chủ tài chính và có khả năng hoạt động độc lập.
Tuy nhiên, trải qua những sự thay đổi thì các đơn vị này đang có dấu hiệu "nhàn rỗi". Bởi trước đây, công việc của các ban QLDA này trước đây chủ yếu triển khai dự án được Chính phủ, Bộ GTVT ủy quyền giao cho VNR thực hiện.
Nhưng, kể từ năm 2018 VNR chuyển về Ủy ban thì tất cả các dự án lại chuyển về trực tiếp do Bộ GTVT thực hiện. Vì vậy, các ban QLDA đường sắt chỉ thực hiện số ít dự án do VNR làm chủ đầu tư, dẫn đến không bố trí đủ công ăn việc làm cho các cán bộ, người lao động, trong khi vẫn phải duy trì trả lương, chi phí liên quan đến hoạt động chung.
Nên UBQLVNN đề nghị với Thủ tướng chuyển nguyên trạng toàn bộ hoạt động, tài sản, con người đang có tại Ban QLDA đường sắt khu vực 1, 2, 3 về một ban QLDA có các điều kiện tốt nhất về quy mô, kinh nghiệm... Ngừng hoạt động của các ban QLDA còn lại.
Quyết định trên sẽ giúp tiết kiệm 5,6 tỉ đồn chi phí sinh hoạt, tám phòng, 23 lao động gián tiếp,...
Trước đó vào năm 2020, một số chuyên gia và đại biểu Quốc hội gửi tới Chính phủ đề nghị chuyển Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) trở lại Bộ GTVT để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và vận hành chung của VNR. Tuy nhiên, những kiến nghị trên đều bị các bên từ UBQLVNN, Bộ GTVT từ chối. Hiện tại, không chỉ có Ủy ban đề nghị tái cơ cấu VNR mà Cục Đường sắt cũng có đề xuất tương tự bên cạnh việc kiến nghị các cơ chế chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, thúc đẩy SXKD lĩnh vực vận tải đường sắt lên các cấp có thẩm quyền. |
H.S (t/h)
Xem thêm: Sau hàng không, đến lượt đường sắt `cầu cứu` Nhà nước