Dịch Covid-19 đã khiến ngành dịch vụ trở thành `yếu điểm` của nền kinh tế?

18:43 | 25/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Phiên thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội và giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào sáng 25/7 với tâm điểm là vấn đề về cứu trợ doanh nghiệp ngành dịch vụ.

Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ thẳng những mặt hạn chế của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2021. 

Cụ thể, ngành dịch vụ trong bán niên dưới sự tác động của đại dịch Covid-19 đang lâm vào tình trạng "khó thở". 

Ông Lộc nhận định rằng ngoài mảng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thì các mảng khác thực sự đang là những tử huyệt của nền kinh tế.

Từ trước đến nay, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp bao giờ cũng có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, còn khu vực dịch vụ bao giờ cũng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Nhưng 6 tháng đầu năm nay thì tốc độ hai khu vực này tương đương nhau.

 

Lũy kế mức bán lẻ dịch vụ hàng hóa và kinh doanh hàng tiêu dùng 6 tháng đầu năm gần như “dậm chân tại chỗ” so với cùng kỳ 2 năm trước. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ hiện tại được đánh giá là kém xa và chưa bằng một nửa so với hai khu vực công nghiệp và xây dựng. 

Tín hiệu trên theo ông Lộc rất đáng lo ngại kỳ vọng vào dịch vụ sẽ là mảng kinh tế chủ lực là rất lớn. Nhưng dịch bệnh Covid-19 đã làm giảm sự tốc độ phát triển đi đáng kể. 

Dịch Covid-19 đã khiến ngành dịch vụ trở thành `yếu điểm` của nền kinh tế? - ảnh 1

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI. Ảnh: Kinh Tế Đô Thị

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch hàng không, nhà hàng, khách sạn, vận tải đang chết dần, chết mòn. Nhiều doanh nghiệp trong khu vực này có nguy cơ không thể hồi phục sau đại dịch, nếu như Chính phủ không có can thiệp và hỗ trợ thiết thực và mạnh mẽ.

Ông Lộc cho rằng trong thời gian qua, tuy Chính phủ đã tiến hành một số biện pháp, nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả tối đa. 

Nhìn tổng quát, mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt 5,64% tuy cao so với một số nước trong khu vực nhưng chưa đạt kỳ vọng. Nghiêm trọng hơn, trước sự bùng phát dữ dội thì tình trạng kinh tế ở đầu Quý 3 có thể xấu hơn rất nhiều. Do đó, kịch bản kinh tế và tăng trưởng cần tính toán kỹ lưỡng.

Kinh tế Việt Nam đang ở trong một tình trạng phân hóa rõ rệt, vị Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết khu vực kinh tế đối ngoại thì phục hồi rất mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất khẩu cao hơn 30% so với năm ngoái. Nhưng theo chiều ngược lại khu vực kinh tế trong nước lại rơi vào tình trạng trầm lắng bởi sức mua yếu. Đây là vấn đề cần được xem xét sớm. 

Về biện pháp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết ông tin tưởng vào những định hướng lớn mà Chính phủ đã và đang thực hiện, trước hết là phải đẩy mạnh tiêm chủng vaccine. Đặc biệt là tại những khu vực động lực tăng trưởng của nền kinh tế để vừa bảo vệ được sinh mạng của người dân, vừa duy trì sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy nguồn cung. Đây là giải pháp cần làm nhất lúc này. 

Tiếp theo, cần chuẩn bị điều kiện và lộ trình để mở cửa nền kinh tế tương ứng với tỷ lệ tiêm chủng vaccine của người dân. Đây cũng là biện pháp căn cơ.

Thứ ba là, Chính phủ quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay, và cắt giảm, thu hồi vốn của các Bộ, địa phương làm chưa tốt để bổ sung cho các cơ quan Trung ương, địa phương có tốc độ giải ngân tốt. Đó là chủ trương rất đúng đắn.

Trước tình hình chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa, trong việc chống lạm phát trong tương lai, ông Lộc đánh giá rất cao việc Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng làm việc để đi đến quyết định cuối cùng với các ngân hàng thương mại trong việc cắt giảm lãi suất. Gói hỗ trợ 26.000 tỷ được Chính phủ ban hành cũng được đánh giá khá tốt, khi cắt giảm được các thủ tục hành chính và có khả năng đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Về chính sách tài khóa, vị đại biểu đánh giá cao các biện pháp của Bộ Tài chính, Quốc hội rất đáng kịp thời và đáng hoan nghênh.

Ông Lộc cho biết thêm, để khắc phục vấn đề giảm thu của doanh nghiệp thì nhà nước có thể tính đến phương án hỗ trợ kích cầu chi tiêu, đặc biệt là chi tiêu cho các đối tượng yếu thế. Trong trường hợp này, việc tăng chi tiêu vừa tăng kích thích được tiêu dùng, vừa giải quyết được vấn đề xã hội. Đây là mũi tên trúng 2 đích.

Trong lĩnh vực dịch vụ, ông Lộc nhìn nhận: trợ giúp là một việc, tài chính là một việc tuy nhiên mấu chốt phải áp dụng hộ chiếu vaccine càng sớm càng tốt.

Loại giấy tờ chứng nhận này không chỉ cho khách du lịch quốc tế mà còn là cho toàn dân Việt Nam. Khi nước ta có được tỷ lệ cao dân cư tiêm đủ 2 mũi vaccine thì vị Chủ tịch VCCI tin rằng đây sẽ là động lực quan trọng nhất để nền kinh tế phục hồi trở lại.

H.S

Xem thêm: Trung ương nhận định về các thách thức của nền kinh tế