Doanh nghiệp đề nghị được nhận hỗ trợ `nhanh, gọn` hơn

08:05 | 20/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Văn bản số 3683/BKHĐT-PTDN về dự thảo báo cáo tình hình phát triển DN năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 của Bộ KHĐT đã nêu ra những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, và trình Chính phủ 12 nhóm giải pháp tháo gỡ.

Theo đó, nội dung văn bản nêu rõ, sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ có quy mô nhỏ, siêu nhỏ và đang gặp 8 khó khăn chính.

Cụ thể, đầu tiên là các đơn hàng/hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đều chứng kiến sự giảm sút. Tiếp theo là doanh thu giảm.

Thứ ba, giá bán hàng giảm trong khi một loạt giá thành sản xuất đầu vào, chi phí lưu thông tăng.

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp đang khó khăn trong việc trả lương và hoàn thành nghĩa đóng các loại bảo hiểm, thuế.

Thứ năm, thực hiện các dịch vụ tín dụng tại các ngân hàng khó khăn.

Thứ sáu, gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê mặt bằng, kho bãi...

Thứ bảy, mỗi tỉnh kiểm soát dịch bệnh một kiểu khiến việc lưu thông, vận chuyển hàng vị "vướng".

Cuối cùng, cộng đồng doanh nghiệp cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ, nguồn vốn ưu đãi bởi điều kiện khắt khe, không hợp lý, quy định hướng dẫn còn chung chung và nhiều điểm chưa rõ ràng, bất cập.

Doanh nghiệp đề nghị được nhận hỗ trợ `nhanh, gọn` hơn - ảnh 1

Các doanh nghiệp đang cần sự đồng hành của Chính phủ để vượt qua khó khăn

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 còn đẩy một số ngành như hàng không, dệt may, du lịch vào cảnh khốn đốn. Ngành thủy sản cảm thấy quy định mới về môi trường quá khắt khe với các nước trong khu vực cũng như tài chính khó khăn ẫn phải đóng 2% chi phí công đoàn khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được, có nguy đánh mất thị trường.

Trên cơ sở nêu rõ những khó khăn trên và tổng hợp ý kiến, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất lên Chính phủ 12 nhóm giải pháp để giải quyết.

Các giải pháp đáng chú ý là xem xét giảm giá điện cho khu vực doanh nghiệp, các hộ kinh doanh để giảm chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn và chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp lữ hành đề xuất Chính phủ trợ giúp đàm phán với các hãng hàng không nước ngoài để thu hồi tiền đặt cọc bị mất do huỷ tour vì Covid 19.

Cộng đồng doanh nghiệp muốn được nhận các nguồn hỗ trợ nhanh, gọn hơn. Xây dựng các quy định mới để nhận được các chính sách hỗ trợ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục gia hạn các gói hỗ trợ đến hết năm 2021 và xây dựng chiến lược tiêm phòng nhanh chóng cho người lao động. Đồng thời, cho phép các đơn vị tư nhân được chủ động đàm phán mua vắc xin với các tổ chức cung ứng trên toàn cầu, dựa trên danh mục vắc xin Bộ Y tế chấp nhận.

Đặc biệt, các doanh nghiệp muốn Chính phủ xây dựng các quy định chống dịch đồng bộ trên phạm vi cả nước. Tránh địa phương hóa, xảy ra tình trạng các tỉnh, thành tự động áp dụng các biện pháp chống dịch riêng, gây khó khăn cho DN khi lưu thông và tiêu thụ hàng hóa...

Ngoài ra, Chính phủ cũng nên sửa đổi các văn bản gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và cải thiện hơn nữa các thủ tục hành chính ở các cấp.

H.S

Xem thêm: Nửa năm chỉ cổ phần được 2 doanh nghiệp, Bộ Tài chính muốn bán vốn được 40.000 tỷ dịp cuối năm