Doanh nghiệp Việt vẫn mạnh tay chi thưởng bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19

15:43 | 15/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đây là kết quả trong Báo cáo Khảo sát lương 2020 do Công ty cổ phần Kết nối nhân tài (Talentnet) và công ty tư vấn nguồn nhân lực của Mỹ (Mercer) phối hợp thực hiện với sự tham gia của 605 doanh nghiệp.
47% nhân viên sẽ nghỉ việc nếu thiếu cơ hội thăng tiến và lương thưởng không cạnh tranh là kết quả Báo cáo Khảo sát lương của Talentnet và Mercer từ 118 doanh nghiệp tại Việt Nam hồi tháng 4 vừa qua.

Mới đây, trong Báo cáo Khảo sát lương 2020 Talentnet và Mercer của 605 doanh nghiệp, từ 16 ngành nghề khác vừa được công bố đã ghi nhận các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng chi mạnh tiền thưởng bất chấp COVID-19.
 
Doanh nghiệp Việt vẫn mạnh tay chi thưởng bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 - ảnh 1
Các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng chi mạnh tiền thưởng bất chấp COVID-19. Ảnh minh họa
 
Cụ thể, tỷ lệ tăng lương năm nay ở nhóm doanh nghiệp nước ngoài là 6,5%, nhóm doanh nghiệp Việt Nam là 5,2%.
 
Đặc biệt, với những doanh nghiệp đã tăng lương trong năm, những tỷ lệ này ghi nhận đến hết năm có thể tăng lên lần lượt đến 7,6% và 7,9%.

"Nhìn chung, đây là tỷ lệ tăng lương thấp nhất trong hơn 10 năm qua, dù vẫn cao hơn tỷ lệ lạm phát và tình hình tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay", báo cáo nhận định.

Mặc cho những ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19, 13% doanh nghiệp trong khảo sát trên vẫn áp dụng chính sách thưởng đặc biệt (special bonus) theo hình thức trả một lần (69%), theo tháng (13%),…
 
Doanh nghiệp Việt vẫn mạnh tay chi thưởng bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 - ảnh 2
Tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện qua các năm và dự báo năm 2020
 

Với các nhân sự đạt doanh số hiệu quả cao vẫn được doanh nghiệp chi thưởng. Trong đó, 3% doanh nghiệp có kế hoạch thưởng cao hơn năm 2019, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất.
 
Do đặc thù của ngành, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, gồm ngân hàng, cho vay tiêu dùng, quản lý quỹ có tỷ lệ thưởng dự kiến cao nhất, dao động 20,1-22,4% lương cơ bản năm. 
 
Đặc biệt, ngân sách tăng lương năm 2021 của ngành bảo hiểm cao nhất so với các ngành khác, với 8.7%.Tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện qua các năm và dự báo năm 2020.

Về xu hướng tuyển dụng năm 2021, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng giám đốc Talentnet cho biết, 40% doanh nghiệp dự tính sẽ tuyển dụng thêm nhân sự vào năm 2021 trong khi 55% doanh nghiệp sẽ không thay đổi nhân sự.

Cơ hội nghề nghiệp không nhiều và e ngại nghỉ việc trong giai đoạn COVID-19 nên tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện 6 tháng đầu năm 2020 có xu hướng giảm nhẹ so với năm ngoái.
 
Doanh nghiệp Việt vẫn mạnh tay chi thưởng bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 - ảnh 3
Ngân sách tăng lương năm 2021 của ngành bảo hiểm cao nhất so với các ngành khác, với 8.7%
 
Theo Talentnet - Mercer đánh giá, đối với thị trường lao động khu vực châu Á nói chung, các doanh nghiệp đang trong tâm thế cầm chừng trước các quyết sách về lương, thưởng, do tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế còn biến động liên tục.

Trong hàng loạt thách thức các doanh nghiệp phải đối mặt khi bước vào năm 2021, theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương đó là rào cản về mức tăng lương.

Theo sau là tình trạng kiệt sức nơi làm việc khi nhân viên phải làm việc quá mức để theo kịp guồng quay của doanh nghiệp hậu COVID-19, tính minh bạch về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp,…
 
"Các doanh nghiệp được khuyến khích trao đổi thẳng thắn với nhân viên về tình hình hiện tại và kế hoạch tương lai, để nhân viên hiểu rõ và chuẩn bị tâm lý trước những thách thức này", Bà Hoa nêu quan điểm.

Hải Yến

Xem thêm: Tổng doanh thu từ khách du lịch của Việt Nam bị thổi bay 271.000 tỷ đồng