Doanh thu của Petrolimex có thể vượt 200.000 tỷ năm tới
Trong một báo cáo phân tích của Chứng khoán VNDirect nhận thấy sự việc này có tác động trái chiều đến hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Mã: PLX).
Một mặt, Petrolimex có khả năng tăng sản lượng tiêu thụ khi những doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn để tìm kiếm nguồn hàng thay thế. Mặt khác, vấn đề này có thể tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp của công ty do Petrolimex phải tăng nguồn nhập khẩu với chi phí vận chuyển cao hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng Nghi Sơn sẽ sớm nâng công suất trở lại sau khi nhận trược sự hỗ trợ tài chính từ PVN.
Sau khi bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh trong nửa cuối 2021, VNDirect dự phóng sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa của Petrolimex sẽ phục hồi trong năm 2022-2023 với mức tăng trưởng kép là 7% khi Việt Nam áp dụng chiến lược mới để "thích ứng an toàn với đại dịch" và mở cửa lại nền kinh tế.
Ngoài ra, dự báo sản lượng tiêu thụ xăng JetA1 sẽ tăng lần lượt 70% năm 2022 và 25% năm 2023 nhờ hoạt động hàng không trong nước bước vào giai đoạn "bình thường mới" và chính phủ dự kiến sẽ mở lại các đường bay quốc tế trong năm 2022.
Theo đó, cùng với việc giá nhiên liệu dự kiến duy trì ở mức cao, dự phóng mảng xăng dầu của Petrolimex sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022-2023 với tốc độ tăng trưởng kép đạt 9,5%, đóng góp khoảng 91% tổng doanh thu của Petrolimex trong cùng kỳ.
Doanh thu thuần của Petrolimex được dự báo có thể đạt 193.836 tỷ năm 2022 (tăng 14,6%) và đạt 201.495 năm 2023.
VNDirect ước tính lợi nhuận ròng của Petrolimex sẽ tăng trưởng 47,8% năm 2022 (4.183 tỷ) và tăng 13,6% trong năm 2023 (4.753 tỷ), chủ yếu nhờ vào sản lượng tiêu thụ xăng dầu phục hồi.
Đáng chú ý, hiện Chính phủ đang nghiên cứu việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối đối với mặt hàng xăng dầu. Theo VNDirect, đây là một biện pháp khả thi để có thể kiềm chế đà tăng của giá bán lẻ xăng dầu trong nước, giúp giảm thiểu rủi ro của việc giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa.