Đồng bằng sông Cửu Long sắp có `siêu` dự án logistics trị giá gần 250 triệu USD

15:11 | 12/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Được biết, Chính phủ về phê duyệt dự án mang tên “Phát triển các hành lang đường thuỷ và logistics khu vực phía Nam” trị giá 242,7 triệu USD.

Theo thông tin từ Báo Đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa gửi công văn số 808/TTg – QHQT tới Bộ Kế hoạch và đầu tư (KHĐT), tài chính và GTVT. Nội dung về việc phê chuẩn dự án “Phát triển các hành lang đường thuỷ và logistics khu vực phía Nam” dùng nguồn vốn vay WB (Ngân hàng thế giới) và viện trợ của Chính phủ Úc.

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ KHĐT thông báo với WB về việc các đề xuất đã được chấp thuận. Bộ GTVT thay mặt Chính phủ và các cơ quan thanh, kiểm tra chịu trách nhiệm toàn diện về số liệu báo cáo đề xuất của Dự án; tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các cơ quan trong quá trình lập và thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT phải rà soát lại các hạng mục đầu tư nhằm tránh trường hợp trùng lặp với các dự án khác, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn vay của WB chỉ cho việc đầu tư...

Kế hoạch hoàn thành các thủ tục thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư Dự án sẽ được hai bộ KHĐT và GTVT phối hợp làm việc đúng theo trình tự của pháp luật. 

Mục tiêu của dự án là nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tp.HCM. Trong đó có sẽ có hai trục hành lang chính. 

Hành lang Đông - Tây (kết nối rất nhiều các con sông, kênh rạch như sông Hậu, kênh Măng Thít, sông Cổ Chiên, kênh Chợ Lách, sông Tiền, kênh Kỳ Hôn, kênh Rạch Lá, sông Vàm Cỏ,...) sẽ được nâng cấp thành cấp II đường thủy nội địa. Kênh sẽ sở hữu chiều rộng luồng 55 m, với sống là 75m. Chiều sâu chạy tàu - 3,3 m, bán kính cong tối thiểu là 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông. Đội tàu tự hành theo thiết kế đề xuất có thể chở được trọng lượng lên tới 1.500 tấn, đội sà lan 2x500 tấn, tàu container 3 lớp.

Đồng bằng sông Cửu Long sắp có `siêu` dự án logistics trị giá gần 250 triệu USD - ảnh 1

Cải tạo logistics vùng ĐBSCL đang là yêu cầu cấp thiết hiện tại

Hành lang Bắc - Nam (qua sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắc Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải) cũng được nâng cấp thành chuẩn cấp II đường thủy nội địa. Các thông số được quy chuẩn như sau: chiều rộng luồng 60 m đối với kênh, 90 m đối với sông, chiều sâu chạy tàu - 7,0 m, bán kính cong tối thiểu là 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông. Đội tàu thiết kế đề xuất là loại tàu container 4 lớp, trọng tải tối đa khoảng 3.000 - 5.000 tấn. 

Ngoài ra, dự án còn cải tạo các công trình, hạng mục giao thông đường thủy khác và thiết lập hệ thống quản lý nhằm giảm thiểu khả năng mắc cạn, nguy cơ va chạm, ùn tắc, nâng cao năng lực lưu thông qua kênh. 

Dự án là một trong nhiều những giải pháp đề xuất trong thời gian vừa qua để nâng cao chất lượng hệ thống logistic tại các khu vực phía Nam, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi nhiều chuỗi cung ứng chuyển dịch tại đây được các chuyên gia đánh giá là "vừa thiếu, vừa yếu".

Nhiều thống kê đã chỉ ra tuy là vựa lúa, thủy sản và trái cây lớn nhất cả nước nhưng vấn đề logistic khiến vùng chưa phát huy hết tiềm năng. 70% hàng hóa chỉ lưu thông qua con đường duy nhất đến các bến cảng ở Tp. Hồ Chí Minh và cảng Cái Mép (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) bằng đường bộ, khiến các doanh nghiệp phải bị đội vận tải cao hơn từ 10 – 40% tùy theo tuyến đường.

Nếu phát triển được hệ thống logistics sẽ phần giúp các doanh nghiệp nông nghiệp trong vùng có thể giảm chi phí, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nông sản vùng. 

Bên cạnh dự án lớn được Nhà nước phê duyệt thì nhiều dự báo cũng đã chỉ ra rằng logistics khu vực phía Nam chắc chắn sẽ sôi động trong thời gian tới bởi làn sóng chuyển dịch đầu tư từ các doanh nghiệp FDI. Rất nhiều các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang nhắm đến khu vực phía Nam Việt Nam như một địa điểm tiềm năng thay thế để tránh phải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. 

Dự đoán, ngành logistics phía Nam được sẽ là nơi đón sóng đầu tiên nhờ sự xuất hiện của sân bay quốc tế mới Long Thành và cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép. Trong đó, khu nội địa Long Thành đang rất có tiềm năng để trở thành trung tâm logistics (logistics hub) của toàn vùng tam giác kinh tế phía Nam trong vài năm tới.

H.S

Xem thêm: Phát triển đường sắt có thể tái định hình hệ thống logistics quốc gia