ECB trấn an các nhà lãnh đạo EU sau loạt bất ổn định của ngân hàng
Trong cuộc họp lần 2 tại Brussels thảo luận về các vấn đề kinh tế, ngoài những thay đổi đối với các quy tắc tài chính và nợ của khối Liên minh, các nhà lãnh đạo còn lo ngại về tác động từ rắc rối của Credit Suisse và SVB (Silicon Valley Bank) đối với hệ thống ngân hàng EU có khả năng chi phối các cuộc đàm phán hiện nay.
Sự sụp đổ của các ngân hàng khu vực Hoa Kỳ SVB và Signature Bank vào đầu tháng này đã khiến cổ phiếu ngân hàng giảm giá khi các nhà đầu tư lo ngại những quả bom khác trong ngành. Điều này đã ảnh hưởng đến Credit Suisse Group AG, dẫn đến việc UBS Group AG tiếp quản ngân hàng Thụy Sĩ 167 tuổi (Credit Suisse) để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn.
Bà Christine Lagarde, Chủ tịch ECB sẽ trình bày trước các nhà lãnh đạo về tình hình ổn định kinh tế và tài chính của 20 quốc gia dùng chung đồng euro và có khả năng đối mặt với câu hỏi về kế hoạch tăng lãi suất nhiều hơn của ECB để chống lạm phát.
Một chuyên gia cho biết, đại diện ECB sẽ đồng thuận về giải pháp của Thụy Sĩ và yêu cầu các nhà lãnh đạo EU tiến tới liên minh thị trường vốn sau khi hoàn thiện liên minh ngân hàng.
"Thông điệp này phần nào thể hiện ECB kiên định với chính sách tiền tệ nhưng phụ thuộc vào tình hình và các con số trên thực tế, không có sự đánh đổi giữa mục tiêu ổn định tài chính và giá cả. ECB có các công cụ để thực hiện song song điều đó." - chia sẻ của 1 chuyên gia khác.
Bảo hiểm tiền gửi của EU - Chìa khóa hoàn thành liên minh ngân hàng
Chuyên gia nhận định, ông Paschal Donohoe, Chủ tịch Eurogroup có thể nói rằng các ngân hàng nhìn chung đang ở trong tình trạng tốt, có bộ đệm thanh khoản vốn tốt trước những sự kiện chấn động ngân hàng vừa xảy ra. Dự đoán đại diện Eurogroup chung quan điểm với bà Christine Lagarde về tầm quan trọng của liên minh thị trường vốn.
EU đã thiết lập một cơ quan giám sát duy nhất đối với các ngân hàng hàng đầu của khu vực đồng euro trong tay ECB và một cơ quan giải quyết duy nhất với một quỹ đặc biệt để giải quyết những người cho vay thất bại.
Trong khi hầu hết các quốc gia EU có một số hình thức bảo hiểm quốc gia đảm bảo tiền gửi lên tới 100.000 euro ($108.320,00), thì không có chương trình nào trên toàn EU, cũng như không có cách nào để các cơ quan chức năng hợp tác xuyên biên giới nếu khủng hoảng ngân hàng là quá lớn đối với một quốc gia.
Đối thủ chính của EDIS là Đức, lo ngại rằng Berlin có thể sẽ phải trả tiền gửi cho các ngân hàng phá sản ở các quốc gia khác, như Ý, vẫn còn gánh nặng với các quyết định đầu tư hoặc tín dụng kém từ nhiều năm trước trong trường hợp EDIS bắt đầu kích hoạt.