Giá cà phê hôm nay 31/12/2020: Thị trường giao dịch ảm đạm trước tết Dương Lịch
Giá cà phê thế giới trên 2 sàn kỳ hạn vẫn biến động nhẹ trong sự thận trọng với khối lượng thương mại rất thấp. Trong khi đó ở thị trường trong nước, giá cà phê giao dịch ổn định ở mức 32.400 - 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2021 giảm 6 USD/tấn (0,44%), giao dịch ở mức 1.364 USD/tấn, giao tháng 3/2021 giảm 7 USD/tấn (0,51%), giao dịch ở mức 1.376 USD/tấn.
Tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2021 giữ ở mức 125,4 cent/lb, giao tháng 5/2021 ở mức 127,3 cent/lb.
Trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn còn lây lan khắp nơi, nhưng việc sản xuất vacine và thực hiện tiêm chủng không thể nhanh chóng được.
Giá cà phê thế giới giao dịch trầm lắng trước Tết Dương lịch 2021. Nhìn chung, giá cà phê trên 2 sàn kỳ hạn thế giới vẫn biến động trong sự thận trọng với khối lượng thương mại rất thấp, do phần lớn các nhà giao dịch đã rời khỏi thị trường cho kỳ nghỉ Tết 2021 kéo dài.
Giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 32.400 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 33.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 32.900 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 32.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 32.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 32.600 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 32.700 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 32.600 đồng/kg. Như vậy, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm trong nước giảm trung bình 100 đồng/kg.
Năm 2020 nước ta xuất khẩu ước đạt trên 1,7 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 18% thị phần và hơn 10% giá trị cà phê toàn cầu.
Hiện Việt Nam có trên 664.000ha cà phê, với sản lượng 1,5 triệu tấn/năm. Trong đó cà phê Robusta chiếm 93% diện tích, cò lại là cà phê Arabica. Cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, trên thị trường cà phê toàn cầu, cà phê Việt Nam chỉ có tiếng về sản lượng còn về chất lượng chưa được thừa nhận, giá trị hạt cà phê của Việt Nam chưa được đánh giá cao. Nguyên nhân là do cà phê Việt Nam chịu nhiều biến động của thị trường cà phê thế giới; cơ cấu sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng cao vẫn còn thấp; xuất khẩu cà phê nhân chiếm đại đa số, chế biến sâu mới đạt 12%.
Dự báo giá cà phê
Dự đoán xu hướng biến động của giá cà phê trong thời gian tới, các nhà kinh tế cho rằng trong khi nông dân Brazil tỏ ra phấn khởi vì đã thu được lợi nhuận tương đối khi bán cà phê, không chỉ nhờ nội tệ đang ở mức có lợi mà còn do chiến lược bán hàng hợp lý của các hợp tác xã sản xuất, thì cũng thấy được phần nào khó khăn của nông dân cà phê Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, khi chi phí cho tiền lương công nhân và tiền vật tư phân bón ngày càng cao. Tuy sản xuất bền vững trong ngành cà phê Việt Nam đã được phát động nhiều năm qua nhưng kết quả chưa thể khẳng định có sự khả quan phần nào.
Dự đoán xu hướng biến động của giá cà phê trong thời gian tới, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng giảm trong tháng tới do nhu cầu giảm. Theo ICO, nhu cầu tiêu thụ cà phê trong những tháng còn lại của năm 2020 dự báo sẽ giảm do kinh tế toàn cầu khó khăn.
Cũng theo thống kê từ đơn vị này, so với niên vụ 2018 -2019, nhu cầu cà phê giảm ở 5 thị trường tiêu thụ hàng đầu, chiếm 63,7% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu đều giảm.
Trong nước, giá cà phê liên tục giảm trong những năm gần đây do mặt hàng này liên tục chịu áp lực dư cung. Tình trạng này khiến người dân không còn mặn mà với loại cây này nữa. Bên cạnh đó, do chịu tác động của thời tiết cực đoạn nên sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 sẽ giảm. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ cà phê thấp, khiến việc xuất khẩu cũng vẫn gặp khó khăn.
Nguyễn Dung