Giá dầu quốc tế lập đỉnh cao nhất trong 3 năm sau khi OPEC+ không đạt thỏa thuận cuộc họp

06:12 | 07/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ả Rập Xê-út và Nga không thuyết phục được UAE từ bỏ mục tiêu sản xuất. Việc thất bại trong đàm phán của các nước thành viên trong liên minh Opec+ sẽ khiến thế giới hứng chịu giá dầu mới cao nhất trong 3 năm qua.

Giá dầu quốc tế lập đỉnh cao nhất trong 3 năm sau khi OPEC+ không đạt thỏa thuận cuộc họp - ảnh 1

Nhà máy lọc dầu Ruwais ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đang vượt qua mục tiêu nguồn cung mà họ tin là quá thấp.Ảnh:Bloomberg.

Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 3 năm sau khi OPEC và các đồng minh khước từ đề nghị tăng lượng dầu sản xuất, trong khi 3 nước là Ả Rập Xê Út, Nga và UAE cố vật lộn để đạt được thỏa hiệp.

Các bộ trưởng dầu mỏ của Opec + dự kiến ​​sẽ triệu tập họp lại vào thứ Hai sau khi không đạt được thỏa thuận vào cuối tuần trước, với việc UAE tranh cãi về mục tiêu sản lượng cung ứng khi họ cho là con số này quá thấp, coi như là đánh giá thấp năng lực sản xuất của đất nước này.

Nhưng vì lí do các cuộc đàm phán song phương cấp cao phải phá vỡ sự bế tắc và đạt được thỏa thuận đề ra trước khi cuộc họp theo kế hoạch chính thức bắt đầu, cuộc họp ảo đã bị hủy bỏ.

Mohammed Barkindo, tổng thư ký của Opec nói với các bộ trưởng. "Ngày của cuộc họp tiếp theo sẽ được quyết định trong thời gian thích hợp."

Một người tìm hiểu sâu về chính sách của Ả Rập Xê-út cho biết lập trường của UAE khiến một thỏa thuận là nằm ngoài tầm với, do đó giá có thể sẽ tăng.

Ông nói: “Chúng tôi đã bỏ lỡ một cơ hội tốt để giúp thị trường giảm bớt tình trạng thiếu hụt tạm thời. "Họ (UAE) bây giờ cần phải chấp nhận sức nóng của giá dầu cao hơn."

Dầu thô Brent, tiêu chuẩn quốc tế, tăng theo tin tức này lên 77,09 USD / thùng, tăng 1% để đạt mức cao nhất kể từ năm 2018. Tiêu chuẩn West Texas Intermediate của Mỹ tăng lên 76,20 USD / thùng.

Louise Dickson tại công ty tư vấn Rystad Energy cho biết: “Việc hoãn cuộc họp của Opec + khiến cho thị trường sẽ không được nhận thêm một thùng dầu nào từ liên minh cho tới tháng 8 nên đó là lý do tại sao giá dầu ngay lập tức tăng vọt khi có tin tức này”.

Riyadh và Moscow đã thúc đẩy đề xuất tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8 đến tháng 12 và gia hạn thỏa thuận cung cấp hàng cho Opec +, đã được thỏa thuận vào năm ngoái, vượt xa ngày kết thúc dự kiến ​​vào tháng 4 năm 2022.

Trong khi UAE cho biết họ ủng hộ việc tăng sản lượng, họ vẫn yêu cầu rằng việc sản xuất đó phải thuộc trong đường cơ sở (biển) của mỗi nước - từ đó tính toán việc cắt giảm nguồn cung - yếu tố dẫn đến khả năng sản lượng cao hơn và được xem xét trước khi đồng ý gia hạn thỏa thuận. Việc này xảy ra đồng nghĩa với việc khai thác dầu từ vùng lãnh hải trở đi là không được phép, nếu như nghị quyết này được Opec+ thông qua.

Những người tìm hiểu sâu với đề xuất của UAE cho biết Ả Rập Xê Út và Nga cần thêm thời gian để thảo luận về lập trường của Abu Dhabi, hiện tại điều này vẫn không thay đổi.

"Không nên có thêm sự trì hoãn", một người tìm hiểu sâu về quan điểm của Ả Rập Xê Út và Nga cho biết. “UAE đã không làm theo, vì vậy cuộc họp bị hủy bỏ. Mức sản xuất hiện tại vẫn tiếp tục như cũ. ”

Giá dầu đã tăng 50% kể từ đầu năm khi nhu cầu thị trường đã phục hồi sau đại dịch covid 19, vì các chương trình tiêm chủng cho phép các nước phát triển bắt đầu mở cửa trở lại.

Opec + đã cắt giảm sản lượng dầu gần 10 triệu thùng/ngày vào năm ngoái, tương đương gần 10% nhu cầu trước đại dịch, do tiêu thụ giảm và đang dần bổ sung nguồn cung trở lại thị trường trong những tháng gần đây. Mức cắt giảm sản lượng hiện tại chỉ ở mức dưới 6 triệu thùng/ngày.

Các nhà phân tích cho rằng giải phép khiếu nại của UAE về đường cơ sở của họ là khó thể thông qua bởi thực tế là nó có thể sẽ liên quan đến việc xem xét các mục tiêu của quốc gia khác, điều này có thể khiến một số nhà sản xuất lớn nhất - bao gồm cả Nga – có hạn ngạch thấp hơn.

Tình trạng bất ổn đã làm bộc lộ căng thẳng giữa Ả Rập Xê-út và UAE, các đồng minh thân cận truyền thống trong chính trị vùng Vịnh và bên trong Opec. UAE đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng năng lực sản xuất dầu của mình trong những năm gần đây.

Một số nhà phân tích cảnh báo rằng sự căng thẳng trong nhóm Opec + có thể dẫn đến nguồn cung nhiều hơn nếu thỏa thuận cơ bản được làm sáng tỏ, khiến các nhà sản xuất không bị hạn chế sản lượng.

Năm ngoái, Ả Rập Xê-út đã tăng mạnh sản lượng khi bắt đầu đại dịch sau khi Nga ban đầu từ chối tham gia cắt giảm nguồn cung, khiến giá dầu giảm bị trầm trọng ảnh hưởng của việc cách li và hạn chế đi lại khiến kìm hãm nhu cầu.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 4 năm 2020 được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump đứng ra làm trung giân, người đã kêu gọi ngừng cuộc chiến về giá cả vốn đang tác động đến ngành công nghiệp dầu đá phiến trong nước.

Tuần trước, chính quyền Biden nói rằng họ lo ngại về mức độ tăng của giá dầu trong những tháng gần đây, điều mà các nhà phân tích coi là một tín hiệu tốt cho các đồng minh ở Vùng Vịnh bao gồm Ả Rập Xê-út và UAE khi chính phủ muốn thấy sản lượng tăng cao sẽ làm mát cuộc biểu tình.

Duy Đạt