Giá thép dự báo đạt đỉnh trong năm 2021

15:01 | 14/01/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
SSI Research vừa có báo cáo đánh giá về ngành thép năm 2021 với dự báo ngành thép sẽ phục hồi trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp năm 2020.
Theo Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), tiêu thụ thép trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020, nhưng đã có sự phục hồi đáng kể từ khi dịch bệnh được kiểm soát thành công. Sản lượng tiêu thụ của thép xây dựng và thép dẹt từ tháng 5 đến tháng 11 tăng lần lượt là 1% và 7% so với cùng kỳ. Có 3 lý do cho mức tăng này là nhu cầu ổn định từ kênh dân dụng; đẩy nhanh đầu tư công, tổng giá trị trong 11 tháng tăng 34% so với cùng kỳ; giá thép có xu hướng tăng, thúc đẩy các nhà phân phối tích trữ hàng tồn kho.
 
"Chúng tôi cho rằng giá thép sẽ vẫn ổn định trong những tháng tới do nhu cầu thế giới phục hồi và gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên, giá có thể đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong năm 2021 khi nguồn cung dần ổn định", nhóm phân tích đánh giá.
 
Việc không còn giữ xu hướng tăng xuyên suốt và khả năng điều chỉnh khi thị trường ổn định về nguồn cung có thể dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất thép sẽ về mức bình thường, thay vì đột biến như cuối năm trước.
Dự báo giá thép sẽ đạt đỉnh vào năm 2021
Thị trường giá thép năm 2020
 
Trước đó, nửa cuối năm 2020, giá thép đã tăng cao do nhu cầu thế giới phục hồi và nguồn cung bị gián đoạn ở cả thép và nguyên liệu thô.
 
Giá thép xây dựng trong nước tăng 25% so với đầu năm 2020 và 36% so với mức thấp trong tháng 4/2020, trong khi giá thép cuộn cán nóng (HRC) tăng 43% so với đầu năm 2020 và tăng 80% so với mức đáy.
 
Theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2021 sau khi giảm 2,4% vào năm ngoái. Nhu cầu của thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) dự kiến cũng tăng 9,4%. Theo đó, nhóm phân tích ước tính xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng một con số trong năm tới.
 
Tuy nhiên, nguồn cung thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với thị trường xuất khẩu.
 
Nhu cầu từ xuất khẩu cũng được đánh giá khá tích cực, nhưng dự kiến cạnh tranh gay gắt hơn. Theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2021 sau khi giảm 2,4% vào năm ngoái. Nhu cầu của thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) dự kiến cũng tăng 9,4%. Theo đó, nhóm phân tích ước tính xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng một con số trong năm tới. Tuy nhiên, nguồn cung thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với thị trường xuất khẩu.
 
Dự báo giá thép sẽ đạt đỉnh vào năm 2021
 
Dù vậy, về dài hạn, triển vọng của ngành này vẫn được đánh giá khá lạc quan. Nhu cầu thép có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI và đầu tư công trong những năm tới. Ngoài ra, các công ty lớn như Hòa Phát có thể tận dụng tối đa nguồn cung HRC trong nước đang thiếu hụt và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 10% trong năm 2022.
 
Trên thị trường chứng khoán, ngành thép đã tăng 111% so với đầu năm và 188% so với mức đáy trong tháng 3, cao hơn nhiều so với VN-Index, với mức tăng lần lượt là 96% và 122%. Định giá P/E của các công ty thép đã vượt xa mức trước Covid do tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2020. Tuy nhiên, SSI Research cho rằng ngành thép có thể tiếp tục được định giá lại cao hơn trong những tháng tới do giá thép có xu hướng tiếp tục tăng.
 
Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia cho biết, các bang Penang, Selangor, Melaka, Johor và Sabah cũng như ba lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur, Putrajaya và Labuan sẽ phải tuân theo lệnh kiểm soát di chuyển từ ngày 13/1 cho đến ngày 26/1.
 
Việc chính phủ Malaysia áp dụng các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn để kiểm soát đại dịch trong hai tuần tới đang tạo ra sự bất ổn cho ngành thép địa phương. Các nguồn tin dự đoán rằng, khả năng cao là quá trình giao phế liệu sẽ bị chậm trễ và các thị trường hạ nguồn khó có thể phục hồi, theo S&P Global Platts.
 
Mặc dù các công ty thép vẫn được phép tiếp tục sản xuất nhưng có thể gặp phải nhiều trở ngại, trong đó có việc vận chuyển qua lại giữa các quốc gia trong thời gian áp đặt lệnh kiểm soát. Sự gián đoạn về vận chuyển tại các bang có thể gây áp lực lên giá phế liệu trong nước, khiến giá tăng trong ngắn hạn. Các công ty vận tải đường bộ hoặc bến bãi có thể phải trả thêm chi phí cho việc bổ sung nhiên liệu để định tuyến lại việc giao hàng cho các nhà máy ở xa thành phố.
 
Nguyễn Dung