Giải mã bí ẩn của bộ lạc nguyên thủy Sentinel `thấy người lạ là giết` ở Ấn Độ

15:50 | 05/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Người bộ lạc Sentinel sống biệt lập với thế giới bên ngoài, họ không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai ở "thế giới bên ngoài". Và thậm chí sẽ giết người lạ ngay khi vừa nhìn thấy.
Bộ lạc Sentinel sống trên hòn đảo North Sentinel (Ấn Độ) từ cách đây 60.000 năm. Điều đặc biệt nhất ở bộ lạc nguyên thủy này là họ không hề liên hệ với thế giới bên ngoài. Họ tạo cho mình một thế giới riêng, một phong tục riêng và cách sống riêng. Họ có ngôn ngữ riêng và đương nhiên không biết công nghệ 4.0 là gì.
 
Bộ lạc này cũng không thích đón tiếp khách khứa từ bên ngoài vào, dù là người dân địa phương hay khách du lịch. Người trong bộ lạc Sentinel cứ thấy người lạ là giết, điều này khiến mọi người vô cùng kinh hãi.
 
Tuy nhiên vẫn có những người không quan tâm đến cảnh báo, liều mình xông vào vùng đất của bộ tộc Sentinel. Cách đây vài năm, một thanh niên truyền giáo người Mỹ John Allen Chau đã tiếp cận dân bộ lạc trên đảo Sentinel mà không được sự cho phép của chính quyền Ấn Độ. 
 
Giải mã bí ẩn của bộ lạc nguyên thủy Sentinel
Vị trí hòn đảo - nơi bộ tộc Sentinel sinh sống
 
Nam thanh niên đã thuê ngư dân đưa mình đến gần hòn đảo. Cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ 7 người liên quan bao gồm cả ngư dân. 
 
Một nguồn tin cho biết, Chau có ý định xông vào vùng đất của người Sentinel từ năm 2015. Anh ta nói, muốn đến chuyển lời của Chúa. 
 
Chính phủ Ấn Độ từng chia sẻ, việc cấm người dân và du khách đến đảo nhằm đảm bảo an toàn cho họ. Ngoài ra, đây cũng là cách để bảo tồn tập tục sinh sống từ hàng chục ngàn năm trước của bộ tộc này.
 
Vì lệnh cấm này mà chính phủ Ấn Độ cũng không bao giờ cử người lên đảo, vì vậy, số lượng cư dân trên đảo chỉ được tính ở mức độ tương đối. Vào năm 1991, người ta ước tính có khoảng 117 người bộ lạc Sentinel sống trên đảo. Đến năm 2011 chỉ còn 15.
 
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), suốt hàng chục ngàn năm qua, bộ lạc sống trên đảo tách biệt với tế giới. Họ dùng cung tên, giáo mác để săn bắn động vật, hái lượm quả rừng, chặt cây lấy gỗ để làm nhà. Những người hàng xóm gần nhất cũng cách đến 50km. 
 
Các học giả tin rằng, người Sentinel đặt chân lên đảo từ châu Phi cách đây khoảng 60.000 năm. Nhưng chi tiết về cuộc sống của họ vẫn luôn là bí ẩn. 
 
Giải mã bí ẩn của bộ lạc nguyên thủy Sentinel
Ảnh hiếm về người dân sống trên đảo
 
Một học giả cho biết: "Chúng ta không biết chính xác còn bao nhiêu người sống trên đảo, các con số đưa ra chỉ là tương đối. Họ nói ngôn ngữ gì, sống đến bao nhiêu tuổi, chúng ta cũng không biết".
 
Nói về trường học của Chau, học giả Anvita Abbi cho rằng: "Vì sao chúng ta lại muốn can thiệp vào cuộc sống của bộ lạc đã tồn tại trên đảo từ hàng chục năm? Phải chăng đó là vì sự tò mò bên trong mỗi con người".
 
Truyền thông Ấn Độ từng cho biết, giới chức nước này đã cố gắng liên lạc với thành viên trong bộ tộc Sentinel  bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Jarawa ở các hòn đảo lân cận nhưng không thành công. 
 
Có nhiều tin đồn đoán cho rằng, người Sentinel không chỉ giết chết người lạ ngay khi vừa nhìn thấy mà còn ăn thịt người.Nhưng cho đến thời điểm hiện tại không có bằng chứng nào chứng minh cho điều này.
 
Hồi năm 2006, báo cáo của Chính phủ Ấn Độ liên quan đến cái chết của 2 ngư dân đã cho thấy người Sentinel không ăn thịt người. "Họ không hề ăn thịt người, trái ngược với những lời đồn thổi trước đây", báo cáo nêu rõ.
 
Được biết vào năm 1880, Đế quốc Anh và nhiều nhà thám hiểm khác từng tìm cách khám phá đảo này. Người Anh đã bắt cóc 6 thành viên trong tộc Sentinel. 2 người dã chết vì bệnh tật, điều đó cho thấy, người Sentinel không có miễn dịch như người hiện đại.
 
Đến năm 1960, các nhà nghiên cứu Ấn Độ dẫn đoàn thám hiểm đến đảo Sentinel và đó là nguồn gốc của bộ phim tài liệu năm 1974 của National Geographic. 
 
Năm 1981, một con tàu đắm ngoài khơi hoàn đảo. Đến năm 2004, Chính phủ Ấn Độ đã điều trực thăng đến đánh giá thiệt hại trên đảo. Đến năm 2006, lực lượng tuần duyên Ấn Độ đã thu hồi được 2 thi thể ngư dân bị sát hại trên đảo.
 
Tháng 8/018, Chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ một số quy định về cấp quyền tiếp cận quần đảo Andaman. Điều đó có nghĩa, du khách đến Ấn Độ có thể được đặt lên lên hòn đảo mà bộ lạc nguyên thủy sống. Có vẻ như điều này đã giúp thanh niên người Mỹ lên đảo và bị sát hại. 
 
 
Hương Quỳnh