Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Điều gì khiến mái nhà Cố cung hơn 600 tuổi luôn `sạch bong, sáng bóng`?
Tử Cấm Thành là một kiệt tác kiến trúc của Trung Quốc. Hơn 600 năm qua, mái nhà của Cố cung vẫn luôn "sạch bong, sáng bóng". Đằng sau những mái nhà này ẩn chứa bí mật gì?
Tử Cấm Thành (Cố cung) tọa lạc ở giữa trung tâm TP Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là cung điện của 24 triều vua từ giữ nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Các cung điện trong Tử Cấm Thành được khởi công xây dựng từ giữ năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc. Đây là vị Hoàng đế xuất sắc nhất của triều nhà Minh, cũng là 1 trong những vị vua lỗi lạc nhất của Trung Quốc.
Được biết, Tử Cấm Thành được hoàn thành sau 14 năm xây dựng (năm 1420). Cho đến nay, Tử Cấm Thành luôn là công trình kiến trúc cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đồ sộ nhất của Trung Quốc.
Khuôn viên Tử Cấm Thành được chia thành 2 phần là tiền triều (nơi làm việc, nghị sự, sinh sống của Hoàng đế) và hậu cung (nơi sinh sống của các thành viên khác trong hoàng gia như: dàn phi tần, con cái...).
Mái nhà Tử Cấm Thành luôn "sạch bong, sáng bóng" trong hơn 600 năm qua
Một điều dễ dàng nhận thấy khi đi vào Tử Cấm Thành đó là tất cả các bức tường đều được sơn màu đỏ, phần mái nhà được sơn màu vàng. Nếu xem các bộ phim cung đấu thời nhà Thanh thì có thể thấy những mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn "sạch bong, sáng bóng". Vậy điều gì đã khiến chúng trường tồn cùng thời gian và sạch sẽ đến vậy?
Các nghiên cứu chỉ ra, phân chim là "thủ phạm" khiến mái nhà cổ bị bẩn và dễ hư hỏng. Ở thời phong kiến không có công nghệ nào giúp làm sạch toàn bộ phân chim rớt trên mái nhà Tử Cấm Thành. Và để mái nhà Tử Cấm Thành luôn sạch, không cần con người can thiệp thì các kiến trúc sư, nhà xây dựng đã nghĩ ra cách sau:
Thứ nhất, sơn mái nhà màu vàng. Về mặt tâm linh, màu vàng tượng trưng cho mệnh thổ, đại diện cho đất đai. người Trung Quốc coi đất đai là gốc quan trọng của vạn vật trong thiên hạ nên lấy màu này làm chủ đạo. Màu vàng còn thể hiện sự hào nhoáng của hoàng gia.
Về khoa học, sơn mái nhà màu vàng trên diện tích lớn sẽ tạo ra sự tương phản với bầu trời. Màu vàng dưới nắng sẽ khiến bất cứ đàn chim nào di cư qua Tử Cấm Thành đều chói mắt, hạn chế khả năng quan sát, phương hướng. Vì vậy, chúng sẽ hạn chế bay qua đây và không đại tiện bậy bạ.
Thứ hai, mái nhà Cố cung dùng loại ngói lát được sản xuất cầu kỳ. Các thợ làm gạch tráng một lớp men gọi là "men lưu ly" khiến cho đất hay phân chim, côn trùng vô cùng khó lưu lại. Thêm nữa, mái nhà dốc cũng khiến các chất bẩn dễ rơi xuống để những người hầu dễ dọn dẹp.
Những người xây dựng Tử Cấm Thành có một kiểu thiết kế gọi là "Oanh Bất Lạc Tường Đỉnh" (có nghĩa là các loài chim không thể đậu tới đỉnh). Khi tiết kế, các nhà xây dựng còn hạn chế trồng các cây quá lớn bên trong để tránh chim, côn trùng làm tổ.
Xung quanh Tử Cấm Thành cũng không cho phép nuôi chim. Ngoài ra việc vệ sinh các công trình trong Tử Cấm Thành cũng được giám sát chặt chẽ để giữ nó luôn có tính thẩm mỹ cao nhất.
Chính vì những điều trên mà hơn 600 năm qua mái nhà Cố cung vẫn luôn sạch sẽ, không bao giờ có bụi bẩn dù Bắc Kinh luôn được xem là 1 trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Xem thêm: Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Cuộc sống 'có cả giang sơn' chỉ thiếu tự do của Hoàng đế nhà Thanh
Hương Quỳnh