Giám đốc IMF lạc quan khi nhắc tới thỏa thuận toàn cầu về thuế thu nhập doanh nghiệp 2021

12:12 | 06/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo Georgieva, IMF đặc biệt lạc quan về một thỏa thuận toàn cầu đối với thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm 2021. Điều này rất cần thiết để tránh đi nguy cơ vòng xoáy chiến tranh thương mại hoặc thuế hỗn loạn.

Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) - Kristalina Georgieva cho biết: "Kiểu tiếp cận đa phương là cách duy nhất để đảm bảo rằng các công ty đa quốc gia có lợi nhuận cao đều phải nộp đủ thuế và nộp thuế cho các quốc gia mà họ có sự tham gia đáng kể, bao gồm cả các nước đang phát triển có thu nhập thấp".

Kristalina Georgieva cũng khẳng định rằng, bà lạc quan về một thỏa thuận toàn cầu đối với thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2021 để sửa chữa hệ thống thuế quốc tế.
 
"Giờ đây, chúng ta phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng tai hại và rất tốn kém là Covid-19 và biến đổi khí hậu. Những nhu cầu cấp thiết này, kết hợp với tinh thần đa phương đổi mới, cho chúng ta một cơ hội duy nhất để suy nghĩ lại và sửa chữa hệ thống thuế quốc tế", Georgieva nói. 
 
Georgieva cho biết IMF vẫn đang "hoàn toàn ủng hộ" khuôn khổ bao trùm về xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tổ chức liên quan đến 139 nền kinh tế, như một cách để cải cách thuế quốc tế.

Giám đốc IMF lạc quan khi nhắc tới thỏa thuận toàn cầu về thuế thu nhập doanh nghiệp 2021 - ảnh 1

Bà Kristalina Georgieva

Theo Georgieva, IMF đặc biệt lạc quan về một thỏa thuận toàn cầu đối với thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm 2021. Điều này rất cần thiết để tránh đi nguy cơ vòng xoáy chiến tranh thương mại hoặc thuế hỗn loạn, nơi mà tất cả mọi người đều là kẻ thua cuộc.
 
Phát biểu của Georgieva được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vào tháng trước kêu gọi làm việc với các nền kinh tế G20 để đồng ý mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ mang lại một sân chơi bình đẳng hơn cho tất cả các quốc gia.
 
Yellen nói: "Điều này đảm bảo các chính phủ có hệ thống thuế ổn định, nhằm tăng đủ nguồn thu để đầu tư vào các hàng hóa công cộng thiết yếu và ứng phó với khủng hoảng, mọi công dân đều chia sẻ một cách công bằng gánh nặng tài chính của chính phủ". 

Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa đưa ra nhưng dự báo tích cực về nền kinh tế Việt Nam, cụ thể trong năm 2020, IMF dự báo tỷ lệ thấp nghiệp của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 2,7%, GDP tăng trưởng ở mức 6,5%.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) của IMF, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà phát triển kinh tế, với mức tăng trưởng GDP là 6,5% và 7,2% lần lượt trong năm 2021 và 2022.  
 
Cũng theo báo cáo này, IMF ước tính tỷ lệ thấp nghiệp của Việt Nam sẽ giảm từ 3,3% trong năm 2020 xuống 2,7% trong năm 2021, sau đó tiếp tục giảm còn 2,4% trong năm 2022.
 
Đây là những dấu hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam nếu so với mặt bằng chung của thế giới.
 
Dự báo về nhóm 5 nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - bao gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Malaysia, IMF cho biết kinh tế các quốc gia này sẽ tăng trưởng GDP ở mức 4,9% trong năm 2021 và 6,1% trong năm 2022.

Xem thêm: IMF nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 2,4%, thuộc nhóm cao nhất thế giới

Tùy Ý