Hiệp định RCEP cơ hội lớn cho ngành nông sản Việt Nam bay cao tại thị trường nội khối ASEAN

08:28 | 14/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Khi hiệp định RECP được ký kết, sẽ mở ra một thị trường lớn đầy tiềm năng cho xuất khẩu với một nước có nền nông nghiệp lớn như Việt Nam đây được xem như một cơ hội để mở "nông sản Việt Nam cất cánh".
Hiệp định RCEP được đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh bấp bênh về kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Việc ký kết RCEP vì thế được kỳ vọng hơn, là cơ sở để củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và làm bền vững hơn cấu trúc của kinh tế khu vực, cũng như thể hiện sự ủng hộ của khu vực đối với Hệ thống thương mại đa phương mở, đồng bộ và dựa trên nguyên tắc.
 
Được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới, RCEP sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu, được kỳ vọng sẽ mang lại cục diện mới, kết cấu mới cho thương mại khu vực và quốc tế. RCEP được tin tưởng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, đóng góp cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế khu vực và thế giới.
 
Hiệp định RCEP cơ hội lớn cho ngành nông sản Việt Nam bay cao tại thị trường nội khối ASEAN - ảnh 1
 
với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại, RCEP được kỳ vọng sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới với sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước thành viên hiệp định, trong đó có Việt Nam.
 
Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp những trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch, thành công của RCEP sẽ đóng góp vào việc tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.
 

Cơ hội cho Nông sản Việt Nam "cất cánh"

 

Việt Nam cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, nên XK NS đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Với những sản phẩm NS hiện có, cùng tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội, Việt Nam đang hướng tới top 15 những nhà XK NS lớn nhất trên thế giới.
 
Khi dịch COVID-19  bất ngờ xảy ra, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, song đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Đó là chưa kể “điệp khúc” của nhiều năm là nông sản Việt Nam thường “được mùa mất giá”, buộc phải đổ bỏ ở khu vực biên giới do Trung Quốc không thu mua vì nhiều nguyên nhân. Sau mỗi lần như vậy, các cơ quan quản lý đều đưa ra cảnh báo, khuyến cáo người dân thay đổi cách thức canh tác, tăng cường chế biến chuyên sâu, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch… nhưng những thông tin trên vẫn bị “phớt lờ”. 
 
Hiệp định RCEP cơ hội lớn cho ngành nông sản Việt Nam bay cao tại thị trường nội khối ASEAN - ảnh 2
 
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 26,9% tổng lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến việc xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút, biểu hiện rõ nhất từ tháng 1-2020, Việt Nam đã bị giảm 14% giá trị xuất khẩu. Những ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2, con đường thông thương bị đóng cửa, thương mại giữa 2 nước ngưng trệ. Không chỉ xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, khiến lượng hàng hóa ùn ứ ở biên giới vẫn khá lớn.
 
Sau khi RCEP được ký kết, Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về tham gia vào hội nhập sâu, nhanh và rộng. Có 3 hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới là CPTPP, EVFTA và RCEP thì Việt Nam đều đã và sẽ tham gia. Dự tính giao thương của Việt Nam với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, 3 đối tác lớn trong RCEP, CPTPP sẽ tăng mạnh.
 
Đa số các DN tại Việt Nam đều kỳ vọng, cuối năm nay, khi RCEP được ký kết, đại dịch Covid-19 cũng lắng xuống, sẽ là thời điểm “tăng tốc” xuất khẩu. Còn các tỉnh, thành có thể hoàn thành mục tiêu năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 trong thu hút đầu tư nước ngoài, tạo đà cho phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm tới (2021-2025).
 
Khu vực RCEP có đặc điểm người tiêu dùng không quá khó tính, ngoại trừ 3 nước Nhật, Úc và New Zealand. Trong khi đó, nhu cầu của nhóm này đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh lại tương đối cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến. RCEP mang lại kỳ vọng bảo đảm tương lai tự do hóa cho khu vực trước xu hướng bảo hộ thương mại, nhất là trước căng thẳng của cuộc thương chiến Mỹ - Trung. Những lợi ích này đến từ việc ưu đãi thuế quan có thể được cải thiện hơn nữa, quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng hơn khi hiệp định được ký kết
 
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tỏ ra tự tin khi khẳng định thủy sản là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh tại thị trường này. "Đa số các nước trong khối đều có nhu cầu nhập khẩu lớn với thủy sản. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế về thủy sản, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này, nên việc mở cửa thị trường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ngay cả nước khó tính như Nhật Bản cũng đã trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản truyền thống của Việt Nam" - ông Hòe cho hay.
 
Bà Mã Thị Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Sóc Trăng, cũng thừa nhận chỉ có ngành thủy sản là có thế mạnh xâm nhập vào các quốc gia đối tác trong RCEP như Nhật Bản, Hàn Quốc. Thực tế, Việt Nam đã xuất khẩu sang những thị trường này khá tốt từ hàng chục năm qua. "Chúng ta xuất khẩu rất tốt nhưng khảo sát ở các siêu thị nước ngoài thì thấy mặt hàng thủy sản Việt Nam không có tên tuổi. Việt Nam xuất ra nước ngoài nhưng trụ trên thị trường bằng thương hiệu của đối tác. Đây là vấn đề cần lưu tâm thêm" - bà Thanh nói.
 

Lợi thế đi đôi với khó khăn


Mặc dù nhận định RCEP mang lại nhiều kỳ vọng cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam trước làn sóng bảo hộ thương mại thế giới nhưng còn có rất nhiều điều đáng quan ngại khi Việt Nam bước chân vào khu vực chiếm tới 50% dân số thế giới này. Khu vực kinh tế RCEP có nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam, năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam. Ngoài ra, các thị trường có khác biệt lớn về yêu cầu chất lượng hàng hóa. Nguy cơ xáo trộn, chuyển hướng thương mại, đặc biệt là ở các thị trường mà các đối tác chưa có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) chéo. Do vậy, Việt Nam có thể không đạt kỳ vọng về thị trường xuất khẩu khi cạnh tranh gay gắt hơn với các đối tác RCEP.
 
DN Việt thường không khai thác được lợi thế từ các FTA. Ngay như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vốn được coi là hiệp định thế hệ mới với rất nhiều lợi ích thì cũng không nhiều DN quan tâm khai thác. "Nguyên nhân là bởi công tác tuyên truyền, phổ biến hiệp định còn hời hợt, chưa đào tạo chuyên sâu cho từng ngành nghề. Bản thân DN cũng không thực sự quan tâm. 
 
Hiệp định RCEP cơ hội lớn cho ngành nông sản Việt Nam bay cao tại thị trường nội khối ASEAN - ảnh 3
 
Khảo sát tại Malaysia năm 2016, bà thấy nước này đã đi trước Việt Nam gần 20 năm. Chẳng hạn, với sự hỗ trợ của máy tách sầu riêng, một công nhân có thể tách 5 tấn mỗi ngày, trong khi Việt Nam cần tới vài chục nhân lực để hoàn thành. Hoặc khi nông sản các nước đã làm tốt việc truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ thì Việt Nam vẫn còn loay hoay. Không chỉ vậy, Malaysia còn hỗ trợ mạnh mẽ cho DN thông qua ưu đãi giá thuê rẻ tại khu công nghiệp, ưu đãi vốn… Những yếu tố này tạo nên sức cạnh tranh của hàng hóa Malaysia tốt hơn Việt Nam rất nhiều.
 
Trong khi đó, theo các DN, RCEP với các sản phẩm hàng hóa khá tương đồng sẽ khiến cạnh tranh giữa các DN nội khối ngày càng gay gắt. Với Việt Nam, cạnh tranh không chỉ đến từ khu vực xuất khẩu mà còn ngay tại thị trường trong nước khi hàng hóa nước ngoài giá rẻ, chất lượng tốt ồ ạt tràn vào. Đáng lưu ý, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường tiềm năng Nhật Bản sẽ là Trung Quốc. Lý do bởi Nhật và Trung Quốc vốn chưa có hiệp định thương mại song phương và RCEP là cơ hội lớn cho họ. Do đó, nếu không cấp bách cải thiện chất lượng hàng hóa để cạnh tranh thì DN Việt sẽ mất lợi thế ở RCEP.
 
Trong các quốc gia tham gia RCEP, ngoại trừ kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2020 có tăng trưởng dương (đạt 31,75 tỷ USD, tăng 12,4%), các thị trường còn lại do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên đã sụt giảm không ít.
Điển hình như XK sang thị trường ASEAN chỉ đạt 17 tỷ USD (giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2019). Hoặc như XK sang Hàn Quốc đạt gần 14,5 tỷ USD (giảm 2%), XK sang Nhật Bản đạt 14 tỷ USD (giảm 6,5%)...
 
Với hơn nửa sản phẩm của công ty đang được XK vào Nhật Bản và khu vực ASEAN, ông Trần Văn Thành, giám đốc một DN XK ở Đồng Nai, bày tỏ khi RCEP được ký kết trong tháng 11/2020 sẽ giúp công ty có thêm nhiều “cửa” mở rộng thị trường sang các quốc gia trong Hiệp định, cũng như khâu thủ tục XK sẽ được đơn giản, thuận lợi hơn.
 
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, thị trường RCEP sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với XK của Việt Nam, nhất là các sản phẩm thuộc công nghiệp chế biến sẽ có nhiều cơ hội. Theo ông Dũng, tính bổ sung thương mại có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên RCEP là triển vọng mở rộng thương mại lớn hơn cho các DN XK của Việt Nam cắt giảm thuế quan và giải quyết các vấn đề như hàng rào phi thuế quan, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.
 
Ông Trần Hữu Hạnh, giám đốc một DN XK ở Bình Dương cho biết, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động XK khi mà công ty phụ thuộc vào một vài thị trường lớn. Chính vì vậy, công ty kỳ vọng khi RCEP được ký kết thì khả năng tận dụng Hiệp định này để mở rộng thị trường XK sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, khi được hỏi công ty đã có những hiểu biết gì để tận dụng RCEP thì ông Hạnh chỉ trả lời chung chung là đang... tiếp tục tìm hiểu thêm, vì chưa thể nắm được các thoả thuận trong Hiệp định.
 
Nguyễn Dung(t/h)