Tuyên bố Mekong-sông Hàn tại Busan, tháng 11/2019 từng thống nhất 7 lĩnh vực hợp tác ưu tiên gồm: văn hoá và du lịch; phát triển nguồn nhân lực; nông nghiệp và phát triển nông thôn; hạ tầng cơ sở; thông tin và công nghệ viễn thông; môi trường; và các thách thức an ninh phi truyền thống.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), năm 2019 Việt Nam thu hút 38,02 tỷ USD vốn FDI, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 7,92 tỷ USD, nông nghiệp chiếm tới 20,8% tổng vốn đầu tư, xếp thứ 10 trong 19 ngành nghề, lĩnh vực thu hút vốn FDI của Việt Nam; chiếm 1,02% tổng vốn FDI.
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến thu hút vốn FDI
Theo đánh giá, cuộc Cách mạng nông nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) hiện nay về cơ bản chưa có tác động nhiều tới nguồn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong tương lai, khi cuộc cách mạng này phát triển mạnh mẽ, những lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là lợi thế về lao động giá rẻ.
Cùng với sự dịch chuyển của xu hướng đầu tư toàn cầu, Việt Nam cũng đang có sự thay đổi trong việc xác định mục tiêu thu hút FDI. Theo đó, một trong những mục tiêu thu hút FDI trong thời gian tới là thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ cao, những dự án phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, các dự án được lựa chọn phải thân thiện với môi trường, ưu tiên thu hút các dự án có sức lan tỏa, gắn kết với khu vực doanh nghiệp trong nước
Nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều tiềm năng và dư địa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc. Chính phủ Việt Nam đang thay đổi chính sách đất đai như mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất, khuyến khích đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp... Song hiện nay, vốn ĐTNN vào nông nghiệp còn rất nhỏ, lũy kế đến hết tháng 12/2017, có 511 dự án ĐTNN vào nông nghiệp với số vốn đăng ký 3,52 tỷ USD chỉ chiếm hơn 1,1% tổng số vốn ĐTNN vào Việt Nam. Hiện tại các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đang đi tiên phong đầu tư vào nông nghiệp. Do đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc cần nghiên cứu lợi thế so sánh mạnh dạn đầu tư vào các dự án nông nhiệp tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, FDI Hàn Quốc cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp, góp phần bước đầu thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi các phương thức sản xuất truyền thống bằng các phương thức sản xuất mới quy mô lớn hơn, tiếp thu và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của hàng hóa nông lâm thủy sản, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở nhiều địa phương, nhất là các dự án có đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu.
Hướng đến nông nghiệp thông minh và bền vững
Việt Nam và Hàn Quốc đều có tiềm năng và lợi thế riêng để có thể hợp tác phát triển nông nghiệp. Không chỉ thúc đẩy chuyển giao công nghệ sinh học, giống cây trồng… các hoạt động hợp tác về nông nghiệp giữa Việt nam và Hàn Quốc trong nhiều năm qua còn hướng đến mục tiêu toàn diện là phát triển một nền nông nghiệp thông minh và bền vững.
Trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu chung về “Quản lý hệ thống đất nông nghiệp nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững trong bối cảnh biến đổi của khí hậu” được thực hiện từ năm 2014, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Việt Nam và Viện Kinh tế nông thôn Hàn Quốc đã nhiều hoạt động khoa học, thiết thực nhằm tiến tới thực hiện chính sách về quản lý đất nông nghiệp bền vững trong biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Hồng, Việt Nam… Đồng thời, hai bên cũng đã xây dựng đề xuất dự án về “Ngân hàng đất nông nghiệp tại đồng bằng sông Hồng Việt Nam; xây dựng đề xuất dự án, xây dựng nghiên cứu khả thi dự án “Cải tiến chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp tại đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”.
Tháng 7/2019 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) ký thỏa thuận hợp tác về dự án ODA “Cải thiện chuỗi giá trị lúa gạo ở Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”. Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam 5 tỷ won, tương đương khoảng 4,5 triệu USD trong việc lập kế hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp cho Đồng bằng sông Hồng. Mục đích chính của dự án nâng cao được chất lượng của hạt gạo; chuyển giao công nghệ, đào tạo quản lý nguồn nhân lực, quản lý sản xuất và sau sản xuất để có thể nâng cao được chuỗi giá trị giúp nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Từ đó, nâng cao được hiệu quả trong việc phân phối và lưu thông các mặt hàng nông thủy sản tại Việt Nam – Theo ông Kim Insik, Chủ tịch Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc.
Với Dự án này, KRC đã và đang hỗ trợ Việt Nam một chuỗi các dự án quan trọng nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thông minh và bền vững, như: dự án nâng cao năng lực cho Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ở Thái Bình; dự án xây dựng mô hình làng xanh và trồng rừng hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc tại Ninh Thuận và Quảng Nam; dự án xây dựng các mô hình phát triển nông thôn theo kiểu mẫu Saemaul Undong (mô hình làng mới) đang được áp dụng tại các địa phương: Bắc Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Trị…
Cùng với Dự án này, KRC đã và đang hỗ trợ Việt Nam một chuỗi các dự án quan trọng nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thông minh và bền vững, như: dự án nâng cao năng lực cho Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ở Thái Bình; dự án xây dựng mô hình làng xanh và trồng rừng hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc tại Ninh Thuận và Quảng Nam; dự án xây dựng các mô hình phát triển nông thôn theo kiểu mẫu Saemaul Undong (mô hình làng mới) đang được áp dụng tại các địa phương: Bắc Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Trị… Trong số 7 dự án mới được Quỹ hợp tác Mekong– Hàn Quốc (MKCF) quyết định hỗ trợ có dự án của Việt Nam về “Tăng cường các tổ chức sử dụng nước để nâng cao năng lực tưới tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
Trong hợp tác lĩnh vực nông nghiệp, Hàn Quốc là đất nước có rất nhiều kinh nghiệm về cơ chế chính sách, phát triển nông thôn, đặc biệt là các mô hình ứng dụng cao trong nông nghiệp sản xuất. Việt Nam hiện đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với thị trường và xây dựng nông thôn mới. Đây là cũng là hai lĩnh vực mà Hàn Quốc đi trước và có nhiều kinh nghiệm. Mô hình “Làng mới” (Seamaul undong), phát động từ những năm 1970 đã thành công rực rỡ và đang được Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Việt Nam học tập và áp dụng hiệu quả.
Chương trình Nông nghiệp quốc tế Hàn Quốc KOPIA là chủ trương nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển cải thiện hiệu quả SX nông nghiệp của Chính phủ Hàn Quốc. Việt Nam là nước là quốc gia đầu tiên được Hàn Quốc chọn để thực hiện chiến lược này. Các dự án trong chương trình KOPIA với Việt Nam bao gồm: chuyển giao công nghệ về phát triển cây nhiên liệu sinh học, các giống rau cao cấp, công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, sản xuất thực phẩm an toàn, phát triển cây ăn quả ôn đới, phát triển khuyến nông, ứng dụng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp. Tổng kinh phí tài trợ cho chương trình là là 4.271.000 USD.
Trong 10 năm hợp tác, gần 3.000 giống cây trồng Hàn Quốc như rau và cây nhiên liệu sinh học, đã được thử nghiệm trên khắp các vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam, trong đó 60 loại giống cây hứa hẹn được chọn để trồng rộng rãi.
Các dự án hợp tác đã được xuất bản thành 19 cuốn sách và lưu hành 22.350 bản tại 950 cơ quan và tổ chức nông nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực cũng là một thành tựu quan trọng trong sự hợp tác giữa trung tâm KOPIA và VAAS. Tính đến năm 2018, có hơn 120 nhà nghiên cứu và nhân viên khuyến nông Việt Nam, mà trong đó hơn một phần ba là phụ nữ, đã có cơ hội học tập và trau dồi về công nghệ nông nghiệp tại Hàn.
Các dự án hợp tác đã được xuất bản thành 19 cuốn sách và lưu hành 22.350 bản tại 950 cơ quan và tổ chức nông nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực cũng là một thành tựu quan trọng trong sự hợp tác giữa trung tâm KOPIA và VAAS. Tính đến năm 2018, có hơn 120 nhà nghiên cứu và nhân viên khuyến nông Việt Nam, mà trong đó hơn một phần ba là phụ nữ, đã có cơ hội học tập và trau dồi về công nghệ nông nghiệp tại Hàn Quốc.
Nguyễn Dung(t/h)