IMF: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy giảm 0,1-0,2% do Covid-19
Tuy nhiên, bà cho rằng tác động toàn diện của dịch COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh này và còn "quá sớm" để đánh giá điều này do hiện mới chỉ thấy được tác động đối với các lĩnh vực du lịch và giao thông vận tải.
Cũng theo Tổng giám đốc IMF trên, nếu dịch COVID-19 được nhanh chóng khống chế, kinh tế toàn cầu có thể sẽ chứng kiến sự suy giảm và sau đó là sự phục hồi nhanh chóng.
Trong báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế thế giới công bố hồi tháng Một vừa qua, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 xuống còn 3,3%, giảm 0,1% so với mức dự báo trước đó.
So sánh với tác động của dịch Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) hồi năm 2003, bà Georgieva cho rằng nền kinh tế Trung Quốc khi đó chỉ chiếm 8% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong khi con số này ngày nay là 19%.
Bà cho biết thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, đã giúp giảm tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, theo bà, thế giới cần quan ngại về sự "tăng trưởng chậm chạp" ảnh hưởng do những yếu tố bất ổn như tăng trưởng sản lượng thấp, lãi suất thấp và lạm phát thấp.
Cách đó 4 ngày, phát biểu trên kênh CNBC, bà Kristalina Georgieva cũng đã nhận định còn quá sớm để đánh giá thiệt hại kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV), nhưng tác động đến tăng trưởng kinh tế của toàn cầu là không nhiều.
Thời điểm đó, IMF nhận định tác động của dịch sẽ theo hình chữ V, với hoạt động kinh tế tại Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh sau giai đoạn giảm sút mạnh, có nghĩa tác động đến kinh tế toàn cầu có thể nhẹ.
Bà Georgieva cũng cảnh báo vẫn còn quá sớm để đưa ra các dự báo và kinh tế toàn cầu phần nào yếu hơn so với khi Trung Quốc đối mặt với dịch SARS vào năm 2003.
IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2020, so với mức 10% năm 2003.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ không đưa ra các dự báo, nhưng nói rằng tác động đến kinh tế nước này có thể chỉ là tạm thời.
Tại cuộc điều trần trước Ủy ban Tài chính của Thượng viện ngày 12/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng dịch tác động lớn đến Trung Quốc, còn đối với Mỹ sẽ chỉ có tác động trong năm nay. Ông cũng nói Bộ Tài chính đang giám sát tình hình rất thận trọng.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.