Khủng hoảng chip đã lan tới Việt Nam
Bộ vi xử lý - chipset là thành phần không thể thiếu trong hầu hết các thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh, camera, ôtô... Tình trạng thiếu hụt chip điện tử đã đẩy nhiều doanh nghiệp kinh điện tử tiêu dùng lâm vào tình trạng khó khăn.
Các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng ô tô đang chịu những ảnh hưởng lớn nhất. Theo số liệu thống kê Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho dù toàn ngành đã đạt mức tăng trưởng 155% so với cùng kỳ tuy nhiên các hãng xe vẫn không đáp ứng được thời gian giao sản phẩm cho khách hàng.
Một loạt các hãng xe đã thông báo tình hình chậm trễ trong việc sản xuất cũng như giao xe. Cụ thể hai hãng xe nước ngoài lớn Mitsubishi Việt Nam và Suzuki Việt Nam đã phải chịu tình cảnh chậm tiến độ giao xe cho khách hàng bởi cùng nguyên nhân thiếu hụt linh kiện chip bán dẫn điện tử.
Mitsubishi đã phải nhắn tới khách hàng chờ thêm một khoảng thời gian, chưa giao ngay được các mẫu xe như Mitsubishi Xpander, Outlander (SX tại Việt Nam) và Attrage (nhập khẩu từ Thái Lan) đã đặt hàng trong tháng 4. Tình hình của Suzuki cũng tương tự, với việc nhà máy tại Indonesia phải cắt giảm sản xuất do không tìm được linh kiện điện tử, đặc biệt là chíp bán dẫn điều hành tính năng quản lý động cơ. Nhiều khả năng số lượng xe XL7 và Ertiga nhập khẩu từ nay đến hết tháng 7/2021 sẽ rơi vào tình trạng hạn chế.
Ngành ô tô đang chịu thiệt hại nặng nề nhất từ việc thiếu hụt chip bán dẫn
Hãng Thaco hiện đang phụ trách lắp đặt nhiều đang sản xuất, lắp ráp nhiều thương hiệu ô tô tại Việt Nam, như Kia, Mazda… đã thừa nhận tình trạng chip ảnh hưởng ít nhiều hoạt động của công ty. Thiếu chip sẽ dẫn đến tình trạng chậm trễ nhất định trong việc sản xuất, bàn giao xe cho khách hàng trong tương lai gần.
Bên cạnh xe hơi, sản xuất điện thoại cũng bắt đầu có đấu hiệu bị tác động, Samsung mới đây đã thông báo trì hoãn phát hành Galaxy A52 và A72, nguyên nhân do hạn chế nguồn cung chip. Được biết, Samsung cũng sở hữu hai nhà máy sản xuất smartphone cung cấp hàng triệu sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và quốc tế.
Ngành cơ khí cũng "than" về tình trạng này. Theo ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, khan hiếm nguồn hàng chip xử lý đã đẩy nhiều đơn vị vào tình trạng khó khăn trong sản xuất.
Giống như nhiều nền kinh tế khác, doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn chip nhập khẩu. Do đó, khi trên thế giới xảy ra tình trạng khủng hoảng chíp, doanh nghiệp Việt cũng lập tức chịu ảnh hưởng.
Thiếu hụt chip sẽ còn tiếp tục kép dài trong một thời gian tới và ngày càng gay gắt hơn. Các nhà phân tích trên thế giới cho biết, đến cuối năm 2022 mới có thể kết thúc tình trạng này.
H.S
Xem thêm: Tham vọng của Apple đằng sau việc bí mật mua chip quang học