Ngày 9/12, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI - thước đo lạm phát chính) của nước này trong tháng 11/2022 đã tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tính theo tháng, CPI giảm 0,2% so với tháng trước do bị ảnh hưởng vì đợt bùng phát dịch COVID-19 và yếu tố mùa vụ.
Chi phí nhà ở là cấu phần lớn nhất trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ và là động lực chính đẩy lạm phát tại Mỹ lên cao trong năm qua. Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy xu hướng đang đảo ngược.
Liên đoàn Bán lẻ quốc gia Mỹ dự kiến doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ tháng 11 và tháng 12 năm nay sẽ tăng từ 6-8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại giảm mạnh so với mức tăng 13,5% vào năm 2021.
Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... đều đã tăng lãi suất trong tháng 11, điều này cho thấy làn sóng thắt chặt chính sách đã chuyển hướng sang châu Á và đang dần rời xa Mỹ Latinh và châu Âu.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/11, tăng trưởng trong quý III/2022 của nước này cao hơn ước tính trước đây và nhu cầu về người lao động vẫn tăng trong tháng 10. Điều này cho thấy thị trường lao động thắt chặt và nhu cầu tiêu dùng ổn định đang hỗ trợ nền kinh tế đang phải vật lộn với lạm phát tăng cao, kéo dài.
Việc TSMC đặt cơ sở tại Osaka nhằm mục tiêu thu thút nguồn lao động ưu tú tại khu vực Kansai của Nhật Bản khi tại đây có nhiều phòng nghiên cứu chất bán dẫn đặt tại các trường đại học nổi tiếng.
Từ Paris cho đến London, các nhà chức trách đều đã giới hạn giờ chiếu sáng cho dịp lễ, trong khi nhiều nơi đã chuyển sang sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng hoặc các nguồn năng lượng tái sinh.
Ngày 25/11, Bộ Nội vụ, Thông tin và truyền thông Nhật Bản đã công bố báo cáo cho biết Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tổng hợp tại thủ đô Tokyo - Nhật Bản (không tính biến động giá mặt hàng tươi sống), đã ghi nhận mức cao nhất trong hơn 40 năm qua là 3,6%.
FED đang nỗ lực thúc đẩy một kịch bản "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế sau thời kỳ tăng trưởng cao, song vẫn cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất đến khi tỷ lệ lạm phát giảm sâu hơn.