Giá dầu thế giới giảm hơn 3% trong phiên 17/11 do nhu cầu bị siết chặt bởi số ca mắc COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc và lo ngại về việc tăng lãi suất của Mỹ.
Sự lạc quan đã thống trị mọi ngóc ngách của Phố Wall, sau khi các dữ liệu kinh tế mới nhất được công bố cho thấy lạm phát tại Mỹ đã đạt đỉnh ở mức cao nhất của 4 thập kỷ.
Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu và Ngân hàng Thế giới sẽ đầu tư kinh phí để hỗ trợ Ukraine cải thiện và mở rộng "Tuyến đường Đoàn kết."
Ngày 10/11, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 đã tăng với tốc độ chậm hơn, song vẫn ở mức cao trong hàng thập kỷ qua. Số liệu này tiếp tục gây áp lực lên chính quyền của Tổng thống Joe Biden trong bối cảnh đảng Dân chủ đang nỗ lực duy trì quyền kiểm soát Quốc hội.
Giá sản xuất tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm trong gần hai năm vào tháng 10/2022, khi giá hàng hóa toàn cầu giảm đã tác động tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đang chịu nhiều tổn thương do các biện pháp kiểm soát chặt chẽ liên quan đến dịch COVID-19.
Trong phiên 7/11, giá vàng giao ngay giữ ở mức 1.676,24 USD/ounce, sau khi tăng hơn 3% lên 1.681,69 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 13/10 trong phiên 4/11.
Người đứng đầu cơ quan tư pháp bang Texas cáo buộc Google đã thu thập các dữ liệu sinh trắc học như giọng nói, đặc điểm khuôn mặt của người dùng tại bang Texas để thu lợi, vi phạm luật bang.
Các ngân hàng trung ương lớn đã thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất với tốc độ và quy mô chưa từng thấy trong ít nhất 20 năm trong tháng 9/2022, gia tăng nỗ lực chống lại lạm phát cao trong nhiều thập niên.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 3/10 đồng loạt tăng sốc sau tháng 9 đỏ lửa. Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đi xuống đã hỗ trợ cho diễn biến tích cực của giá cổ phiếu.