Lãnh cung tại sao lại u ám và thê lương như vây?

07:56 | 27/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ở Tử cấm Thành có mộ nơi được xem là lãnh cũng, cũng là nơi một khi các phi tần bước vào khó mà có thể được sủng ái thêm bất cứ lần nào nữa và được xem là "địa ngục trần gian" ngoài đời thực.

Nhắc đến Tử Cấm Thành chắc chắn không thể bỏ qua lãnh cung - một nơi hiu quạnh, thê lương ẩn sau vẻ hoa lệ, uy nghiêm. Đây là nơi đáng sợ bậc nhất với các phi tần, cũng là địa điểm bí ẩn không ai được lại gần.

Tại Tử Cấm Thành, lãnh cung là một nơi có thật, tuy nhiên tại Cố cung rộng lớn lại không có nơi nào treo biển 'lãnh cung'. Do đó, lãnh cung chỉ là một khái niệm, không phải một địa điểm cụ thể.

Hoàng đế có tới hàng ngàn phi tần, để có chỗ đứng trong lòng hoàng thượng là một điều khó khăn, bởi vậy họ phải ra sức tranh sủng.

Lãnh cung tại sao lại u ám và thê lương như vây? - ảnh 1

Tử Cấm Thành nơi không thiếu những câu chuyện kinh dị

Việc tranh sủng không chỉ nhằm mục đích tình yêu mà còn vì cơ hội sống sót. Những phi tần không được hoàng đế ân sủng hoặc không sinh được con thì sau khi Hoàng đế băng hà sẽ sống cả cuộc đời còn lại cô độc trong lãnh cung hoặc trong lăng tẩm của Hoàng đế cho đến cuối đời mới được đem chôn cất xung quanh lăng.

Thường thì các hoàng đế Trung Quốc do gánh trọng trắc nặng nề mà băng hà, khi đó cung tần mỹ nữ của họ vẫn còn “tồn kho” rất nhiều, đa phần trong số đó tuổi đời rất trẻ, chỉ trong khoảng 18, 20. Tuy nhiên, theo quy định, cả, cuộc đời sau này của họ sẽ chỉ sống để thờ chồng mà không được phép lấy chồng khác.

Lãnh cung tại sao lại u ám và thê lương như vây? - ảnh 2

Lãnh cung là nơi được xem là "địa ngục chốn trần gian" của cung nữ xưa

Sau khi hoàng đế mất, cung nữ sẽ bị đẩy vào cung cấm dành cho quả phụ, còn những người tuổi xuân phơi phới sẽ bị dồn vào chốn lãnh cung sống để thờ chồng. Nơi đây, các cung nữ chỉ được ra ra vào vào, hết đọc sách rồi lại ngâm thơ, hoặc ngắm trăng thưởng nguyệt với những... cô hầu gái và thái giám. Hình thức giam lỏng này khiến tâm trạng của những phi tần, cung nữ này thường u uất, chán nản, tuyệt vọng, mất ngủ triền miên dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khắp nơi họ ở đều bị ẩm mốc, toàn tro bụi. Hầu hết các phi tần vào lãng cung đều không cam tâm tình nguyện, họ ai oán thấu trời, liên tục gào thét, dần sẽ hóa điên rồi tự tử, phần lớn sẽ không có kết cục tốt đẹp.

Lãnh cung tại sao lại u ám và thê lương như vây? - ảnh 3

Vốn được xem là nơi để tra tấn tinh thần, lãnh cung thực chất là nơi để giảm lỏng những cung nữ bị tội

Những gì các phi tần trải qua sẽ để lại dấu vết tại lãnh cung, từ vết cào cấu trên tường, vết máu loang lổ trên cánh cửa, khung cửa sổ rách nát, bàn ghế xiêu vẹo không còn nguyên hình dạng... Những điều này khiến người ta dễ cảm thấy sợ hãi, ớn lạnh

Lãnh cung vốn nằm ở nơi hẻo lánh, ít người lui tới, Hoàng đế, Hoàng hậu cũng chẳng bao giờ đặt chân đến đây. Nó còn là nơi chịu phạt của các phi tần nên càng không có cơ hội mà gìn giữ, tu sửa. Dưới sức mạnh tàn phá của thời gian, dần dần lãnh cung cũng sẽ bị mài mòn, từ gỗ đến những vết tường mỏng yếu, cuối cùng là khung kết cấu bằng đá.

Vào thời Quang Tự nhà Thanh, Trân Phi mà hoàng đế Quang Tự yêu mến bị Từ Hy Thái Hậu giam lỏng tại gian phòng phía bắc của Các Cảnh Kỳ, rồi sau đó vị hoàng phi này bị ép nhảy xuống giếng mà chết.

Vào thời Minh, Cung Càn Tây ở phía tây Ngự Hoa Viên được sử dụng làm lãnh cung. Khách Thị là nhũ mẫu của Hoàng đế Minh Hy Tông - Chu Du Hiệu. Khách Thị cấu kết với thái giám Ngụy Trung Hiền và nắm nhiều quyền thế trong cung. Tất cả những người không vừa ý Khách Thị đều bị hãm hại.

Như Trương Dụ Phi có lời qua tiếng lại với Khách Thị, ả ôm hận trong lòng và đặt điều nói xấu trước mặt Hoàng đế Hy Tông, nói rằng đứa con mà Trương Dụ Phi mang trong mình không phải là cốt nhục của hoàng đế. Hy Tông nghe xong thì tống Trương Dụ Phi vào lãnh cung ở vị trí sau này là Ngự Hoa Viên của nhà Thanh. Khách Thị cũng không cho người mang đồ ăn đến đầy đủ khiến cho Trương Dụ Phi chết đói trong lãnh cung.

Thành Phi, một người phi khác của Hy Tông, có lòng tốt, đem câu chuyện bi thảm của Trương Dụ Phi nói với hoàng đế. Khách Thị biết được cũng giả truyền chỉ dụ của hoàng đế và giam Thành Phi vào lãnh cung ở phía tây Ngự Hoa Viên. Thành Phi đoán biết trước được cảnh này và giấu sẵn đồ ăn nên thoát được cảnh chết đói. Sau đó, một số phi tần cũng bị giam ở đây.

Thời Hoàng đế Minh Hiến Tông, Hoàng hậu Lý Mục Kỷ cũng từng bị giam ở lãnh cung. Điều đặc biệt là một hoàng đế tương lai được sinh hạ chính ở nơi này. Khi đó, Vạn Quý Phi được Hoàng đế Hiến Tông sủng ái và không thích những kẻ khác đến gần ông. Những người đã sinh con cho hoàng đế và cả Hiếu Mục Hoàng hậu Kỷ thị đang mang thai cũng bị đưa vào lãnh cung.

Hoàng hậu sinh ra Chu Hựu Đường, về sau trở thành Hoàng đế Minh Hiếu Tông. Dưới sự giúp đỡ của nhiều thái giám và cung nữ, Chu Hựu Đường sống trong lãnh cung đến năm 6 tuổi thì được vào cung nhận cha. Ngoài ra, một nhà nghiên cứu từng nhắc đến "An Lạc Đường", cũng là một lãnh cung. Những người phụ nữ có tội hoặc già yếu, đau bệnh đều được đưa đến đây.

Lãnh cung tại sao lại u ám và thê lương như vây? - ảnh 4

Những câu chuyện li kỳ của lãnh cũng đến ngày nay vãn là một bí ẩn

Nơi đây vốn được dùng để giam lỏng phi tần, thậm chí từng chứng kiến không ít cái chết của những cung phi bị thất sủng. Vì thế, từ thời xa xưa vốn đã có nhiều giai thoại ly kỳ, ghê rợn xoay quanh lãnh cung. Thậm chí có nhiều người kể lại rằng đã từng nhìn thấy phụ nữ mặc áo trắng đầu vấn tóc kiểu cung tần nhà Thanh cất những tiếng khóc ai oán, bi thương. Phải chăng việc lãnh cung không được mở cửa cho du khách tham quan cũng liên quan tới những lý do tâm linh như nhiều người vẫn truyền miệng?

Đến nay, Tử Cấm Thành đã ngót nghét 600 năm tuổi. Mỗi năm nơi đây phục vụ hàng chục triệu du khách tham quan đến từ nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, lãnh cung tại Tử Cấm Thành vẫn là địa điểm 'chớ lại gần'. Thực tế, mọi người chỉ biết đến lãnh cung qua sử sách và phim truyện mà thôi.

Xem thêm: Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Ly kỳ những cung nữ không mặt xuất hiện sau cơn mưa năm 1992

Phong Trần