Lilama (LLM) bị truy thu thuế gần 7,5 tỷ đồng

Mỹ Linh 08:05 | 13/09/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong giai đoạn bị thanh tra 2019 - 2021, doanh thu của Lilama liên tục đi lùi. Trừ năm 2020 có lãi sau thuế 21 tỷ đồng thì hai năm 2019 và 2021 công ty thuộc Bộ Xây dựng này đều thua lỗ lần lượt 86 tỷ và 19 tỷ.

 

Ngày 9/9, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama – Mã: LLM) đã nhận được quyết định của Cục thuế TP Hà Nội về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế cho kỳ thanh tra từ năm 2019 đến năm 2021.

Tổng số tiền thuế truy thu là 4,8 tỷ đồng và số tiền phạt hành chính là 2,6 tỷ đồng.

Theo Cục thuế Hà Nội, Lilama đã vi phạm hành chính về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), cụ thể là công ty đã hạch toán chi phí trích lập dự phòng không đủ hồ sơ, không đúng đối tượng, không đúng quy định. Để khắc phục hậu quả, Lilama phải nộp đủ số tiền thuế TNDN còn thiếu vào ngân sách nhà nước, số tiền là hơn 4,8 tỷ đồng. Thời gian nộp phạt là 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định, tức 

Theo giới thiệu, Lilama doanh nghiệp được thành lập từ năm 1960, do Bộ Xây dựng nắm 97,88% vốn tính đến hiện tại. Kể từ khi thành lập đến nay, Lilama đã tham gia chế tạo và lắp đặt hàng nghìn công trình quan trọng thuộc các lĩnh vực năng lượng, xi măng, hóa chất, lọc hóa dầu…trong và ngoài nước. 

Những công trình trọng điểm quốc gia mà Lilama đã và đang tham gia thực hiện trong vai trò Tổng thầu EPC như Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng (300 MW), Nhà máy Điện khí chu trình hỗn hợp Cà Mau 1&2 (1.500 MW), Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 (450 MW), Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 (750 MW), Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1(1.200 MW), Nhà máy Xi măng Sông Thao (2.500 tấn clinker/ngày), Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 (1.200 MW),...

Ngoài ra với việc sở hữu hệ thống 10 nhà xưởng với tổng diện tích hơn 470.000 m2, năng lực chế tạo khoảng 90.000 tấn/năm, Lilama đã tham gia chế tạo hàng trăm nghìn tấn thiết bị và kết cấu thép cho các dự án trong nước cũng như xuất khẩu sang thị trường các nước châu Á, châu Âu,...

Về tình hình kinh doanh, trong ba năm 2019 - 2021, khoảng thời gian bị thanh tra thuế, doanh thu của Lilama đi xuống, giảm từ khoảng 7.000 tỷ đồng năm 2019 xuống hơn 3.800 tỷ đồng năm 2021, tức giảm 45%. Trừ năm 2020 có lãi sau thuế 21 tỷ đồng thì hai năm 2019 và 2021 đều thua lỗ, lần lượt là lỗ 86 tỷ và lỗ 19 tỷ.

Sang 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh doanh của Lilama vẫn chưa được cải thiện khi doanh thu chỉ còn 1.251 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ, nguyên nhân do hoạt động xây lắp gặp khó khăn. Nhờ tiết giảm mạnh chi phí quản lý (từ 97 tỷ giảm còn 3 tỷ) do hoàn nhập dự phòng nên công ty lãi sau thuế 36 tỷ đồng, cải thiện so với số lỗ 8 tỷ đồng cùng kỳ.

  Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Lilama. 

Tại cuối quý II, trong tổng tài sản gần 7.092 tỷ đồng, Lilama ghi nhận hơn 2.110 tỷ đồng tiền, và tiền gửi ngân hàng dưới ba tháng.

Công ty trích lập dự phòng gần 1.190 tỷ đồng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi, phần lớn đến từ Lilama 45.1, CTCP Lisemco,... tại ngày 30/6. Trong khi đó, công ty đi vay nợ, chủ yếu là ngắn hạn với số tiền gần 1.096 tỷ đồng.