Lộ diện những chiêu trò, thủ đoạn của Út `trọc` dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ cáo truy tố

09:24 | 01/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Với những mánh khóe lừa đảo của mình, Út "trọc" đã mua được biệt thự giá rẻ, đổi việc thi công Dự án BOT Việt Trì và và đứng tên nhiều tài sản khủng.
VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố vụ án sai phạm ở cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. VKSND Tối cao đề nghị truy tố 20 bị can, trong đó có ông Đinh La Thăng - cựu Bộ trưởng Bộ GTVT; Nguyễn Hồng Trường - cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") - cựu Phó tổng giám đốc Công ty Thái Sơn Bộ Quốc Phòng. Cơ quan công tố đã chuyển cáo trạng sang Tòa án để chuẩn bị đưa các bị cáo ra xét xử.

Trong vụ án này, bị cao Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc) bị đề nghị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Út "trọc" bị cáo buộc với vai trò chủ mưu cầm đầu 12 đồng phạm và tội Lợi dụng quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. 

Cơ quan công tốc xác định, ngoài chiếm đoạt số tiền 725 tỷ đồng từ tiền thu phí tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương thì Út "trọc" dùng quyền hạn của mình để lừa đảo mua biệt thự giá rẻ ở 164 Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) do Công ty Licogi 13 làm chủ đầu tư.

Để mua được căn biệt thự này, vào tháng 9/2013, Út "trọc" liên hệ và gặp ông Phạm Văn Thăng - Tổng Giám đốc Công ty Licogi 3. Út nói với ông Thăng nếu bán căn biệt thực cho mình với giá 15 tỷ (trên thực tế giá thị trường là 18 tỷ vào năm 2013) thì sẽ bố trí cho Công ty Licogi 3 tham gia thi công một số dự án khác.
 
Lộ diện chiêu trò lừa đảo của Đinh Ngọc Hệ
Út "trọc" sử dụng nhiều chiêu trò để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tiếp đó, Út đưa tờ trình gửi ông Nguyễn Quốc Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty Licogi 3 với nội dung: Hiện nay có một số khách hàng có nhu cầu mua căn biệt thự số BT-0I tại Dự án Khu nhà ở.  Xét thấy khách hàng là đối tác, có mối quan hệ tốt với công ty, có thể hỗ trợ công ty trong hoạt động tìm kiếm và khai thác việc trước mắt và lâu dài. Ban Tổng giám đốc kính trình Chủ tịch HĐQT xem xét, phê duyệt giá bán căn biệt thự với giá 15 tỉ đồng. Các thành viên HĐQT đồng ý bằng văn bản và việc mua bán hoàn tất.

Hành trình lừa đảo của Út "trọc" chưa dừng lại ở đó. Đến năm 2014, Út gọi điện cho ông Thăng thống nhất việc Licogi 3 sẽ tham gia thi công Dự án BOT cầu Việt Trì. Công ty này tham gia liên danh nhà thầu, được thi công dự án không qua đấu thầu. 

Út lại chỉ đạo Vũ Thị Hoan - Giám đốc Công ty Yên Khánh và Trần Văn Lâm - Giám đốc Công ty Thái Sơn ký biên bản thỏa thuận nguyên tắc giữa các nhà đầu tư. Đến thàng 4/2014, Công ty BOT Việt Trì có các liên danh nhà thầu để thi công gồm công ty Thái Sơn, Licogi 13, Thăng Long 6. Tính đến nay, Công ty BOT Việt Trì còn nợ Licogi 3 21 tỷ đồng.

Khi bị bắt, Út khai, Công ty Yên Khánh và Công ty Thái Sơn không phải do mình thành lập. Út chỉ đứng lên điều hành. Công ty Thái Sơn do Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng thành lập, góp 51% vốn điều lệ, Hệ được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp trị giá 21%. Út là Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật nhưng do không có năng lực điều hành nên HĐQT Công ty Thái Sơn đã thuê giám đốc đại diện pháp luật. Út ủy quyền cho ban giám đốc điều hành tự chủ động, quyết định triển khai các hoạt động của công ty.

Dù những người khác đã khai Út chỉ đạo trục lợi cá nhân trong việc mua biệt thự nhưng đối tượng này vẫn một mực phủ nhận. Cơ quan điều tra xác định, Út lợi dụng chức vụ Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật của Công Ty Thái Sơn để mua biệt thực của Licogi 3 với giá rẻ. Hiện nay, căn biệt thự đã bị cơ quan điều tra thực hiện lệnh ke ebiene.

Ngoài ra, Út "trọc" còn đứng tên nhiều tài sản khủng khác như: vốn góp 82,2 tỉ đồng đứng tên công ty CP tập đoàn Yên Khánh tại công ty CP BOT cầu Việt Trì để liên doanh thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì mới, dành riêng cho giao thông đường bộ, qua Sông Lô, trên quốc lộ 2 của Hệ.

Phần vốn 123 tỷ đồng đứng tên Công ty CP tập đoàn Yên Khánh tại công ty CP BOT và BT quốc lộ 20 để liên doanh thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo quốc lộ 20.

Út còn kê biên tài sản hơn 48 triệu cổ phần trị giá hơn 533 tỉ đồng đứng tên các công ty CP của Út “trọc” (công ty CP tập đoàn Yên Khánh, công ty CP An Hiền, công ty CP đầu tư Cái Mép) tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1.

Số vốn góp hơn  4 tỉ đồng đứng tên Đinh Ngọc Hệ  trên hợp đồng góp vốn với xí nghiệp thương mại xây dựng và dịch vụ vận tải thuộc công ty cổ phần vận tải ô tô số 06 để thi công hạ tầng, phân lô 10 lô đất tại khu dân cư Bắc Rạch Chiếc, phường Phước Long A, Quận 9, TP.HCM cũng bị kê biên.

Cơ quan điều tra cũng kê biên một số bất động sản của Út như: khu đất 247 m2 và tài sản trên đất tại phường Thảo Điền, Quận 2, TPHCM. Số tiền 5,4 tỉ đồng trong tài khoản của Út “trọc” tại BIDV cũng cũng bị phong tỏa. Hơn 13 triệu cổ phần đứng tên công ty CP thương mại nước giải khát Khánh An (công ty của “Út Trọc”) tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 cũng bị kê biên. Tuy nhiên, số cổ phần này có giá trị bao nhiêu chưa được đề cập.
 

Hương Quỳnh