Logistics tiếp tục có triển vọng cao trong 5 - 10 năm tới
Logistics là gì?
Logistics là một thuật ngữ chuyên ngành gốc Hy Lạp, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là hậu cần. Trong cách hiểu hiện đại, logistics là chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể các hoạt động liên quan tới hàng hóa như: đóng gói, nhập kho, vận chuyển, lưu khi, bảo quản, làm thủ tục hải quan, thủ tục giấy tờ khác, ghi ký mã hiệu, tư vấn cho khách hàng, giao hàng, cùng các hoạt động khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng...
Quản trị Logistics là tổng hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics đồng thời phối hợp các hoạt động này với marketing, sản xuất, kinh doanh, tài chính và công nghệ thông tin
Trước đây, khi chưa có các đơn vị làm dịch vụ Logistics thì mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện quy trình này. Và để sản xuất và kinh doanh được hiệu quả, chiến lược logistics phải được thực hiện tốt. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cũng như công sức.
Đa phần người Việt đều định nghĩa logistics là hậu cần tuy nhiên đối với Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị thì đó chưa phải là ý nghĩa đầy đủ của một logistic hiện đại.
Định nghĩa logistics hiện đại theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng CSCMP: "Quản trị logistics là một phần trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các công việc như: hoạch định, thực hiện, kiểm soát vận chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ cũng như các thông tin liên quan tới nơi hàng xuất phát cần tieu thụ theo nhu cầu của khách hàng".
Hoạt động logistics cơ bản gồm: Quản trị vận tải hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu; Quản trị thiết lập mạng lưới logistics; Quản trị đội tàu, kho bãi, vật liệu và thực hiện đơn hàng; Quản trị tồn kho; Quản trị hoạch định cung cầu;....
Ngoài ra, chức năng của logistics còn bao gồm các hoạt động như tìm nguồn đầu ra, đầu vào, hoạch địch hoạt động sản xuất và đóng gói, dịch vụ khách hàng.
Như vậy, quản trị Logistics chính là tổng hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics đồng thời phối hợp các hoạt động này với marketing, sản xuất, kinh doanh, tài chính và công nghệ thông tin.
Những điều cần biết về ngành Logitics
Quy trình hoạt động
Logistics không chỉ hoạt động của một công ty cung cấp dịch vụ, mà còn là hoạt động của từng doanh nghiệp. Vì vậy, một quy trình hoạt động logistics cơ bản cần đảm bảo các hoạt động như sau: Dịch vụ khách hàng, dự báo nhu cầu, thông tin phân phối, kiểm soát lưu kho, vận chuyển nguyên vật liệu, quản lý quá trình đặt hàng, lựa chọn địa điểm nhà máy và kho, gom và đóng gói hàng hóa, xếp dỡ và phân loại hàng hóa.
4 hình thức hoạt động của Logistics
1PL Logistics: Đây là hình thức quản trị logistics mà ở đó các doanh nghiệp sản xuất tự thực hiện và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động lưu trữ, vận chuyển và giao hàng cho đến tay người mua cuối cùng.
2PL Logistics: Hình thức này là doanh nghiệp vừa thực hiện vừa thuê ngoài dịch vụ Logistics cho một số hoạt động nhất định trong chuỗi hoạt động của doanh nghiệp mình.
3PL Logistics: Với hình thức này doanh nghiệp sẽ thuê ngoài một công ty Logistics chuyên nghiệp để thực hiện một hoặc vài hoạt động logistics cho doanh nghiệp.
4PL Logistics: Ở hình thức này, doanh nghiệp sẽ tiến hành thuê ngoài một công ty chuyên nghiệp để lo toàn bộ hoạt động về logistics.
10 Công ty logistics uy tín của Việt Nam
Ngành Logistics đang được đánh giá là HOT nhất hiện nay, vì thế các công ty chuyên ngành này sẽ được đánh giá và xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí: Năng lực tài chính dựa trên báo cáo tài chính trong năm gần nhất, Uy tín từ phía truyền thông; Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan.
Trong top 10 công ty uy tín ngành Logistics hiện nay được chia thành nhiều nhóm, ngành khác nhau, ví dụ như: Giao nhận vận tải quốc tế, kho bãi, dịch vụ Logistics bên thứ 3 và bên thứ 4, vận tải hàng hóa,... 10 công ty uy tín về ngành Logistics bao gồm:
Công ty cổ phần Gemadept
Công ty cổ phần giao nhận & vận chuyển Indo Trần
Công ty cổ phần giao nhận toàn cầu DHL (Việt Nam)
Công ty cổ phần Transimex
Công ty cổ phần TNHH Expeditors Việt Nam
Công ty TNHH Schenker Việt Nam
Công ty TNHH Kuehne+Nagel
Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong (Bee Logistics)
Công ty cổ phần Kho vận miền Nam
Công ty cổ phần Vinafreight
Công ty cổ phần Gemadept
Tình hình việc làm lĩnh vực Logistics hiện nay
Ngành Logistics đến nay vẫn chưa được đưa vào đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học. Chỉ có trường Đại học Giao thông vận tải Hồ Chí Minh là có ngành Logistics và Vận tải đa phương thức. Còn các trường như Đại học Hàng Hải, Đại học Ngoại Thương, Đại học Giao thông vận tải thì sinh viên chỉ được học vài môn có liên quan.
Với thời lượng học ít như vậy cho toàn bộ một chuỗi kinh doanh phức tạp như Logistics thì gây khó khăn lớn cho thầy cô khi truyền đạt kiến thức đầy đủ cho sinh viên. Ngoài ra, số lượng chuyên gia được đào tạo chuyên sâu vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu hiện nay.
Tính đến nay trong lĩnh vực Logistics có khoảng 6.000 lao động đang làm việc. Tuy vậy, để nói về những người có đủ kinh nghiệm và hiểu biết về luật pháp quốc tế vẫn còn rất thiếu.
Nguồn nhân lực chính của ngành này đang được lấy từ các hãng tàu, các công ty giao nhận vận tải biển và được sử dụng theo khả năng hiện có. Đây là lĩnh vực đòi hỏi các chuyên gia không những am hiểu về luật pháp, thông lệ của nước sở tại mà còn phải am hiểu rõ về luật pháp quốc tế cũng như cần có mối quan hệ sâu rộng trên khắp thế giới.
Vì vậy, việc đào tạo xuất nhập khẩu và Logistics chất lượng cũng như bài bản đang là vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay.
Những kỹ năng cần có để làm trong ngành Logistics
Nếu bạn có niềm đam mê cũng như mong muốn gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực Logistics thì bạn cần phải định hướng cho bản thân những kiến thức cần học thực sự. Trong ngành Logistics có rất nhiều vị trí có thể tạo việc làm cho bạn như vận tải, kho bãi, phân phối,... chuỗi cung ứng sẽ được bắt đầu từ nguyên liệu thô và kết thúc ở các cửa hàng cho người tiêu dùng.
Những kỹ năng đòi hỏi một người làm ngành Logistics (hậu cần) phải có: Kỹ năng về kiến thức hậu cần, Công nghệ thông tin và kinh nghiệm cơ sở dữ liệu, Kỹ năng tư duy phản biện, Khả năng phục vụ khách hàng. Ngoài những kỹ năng trong sách vở thì bạn cũng cần phải có những kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực này.
Để có thể thành công, những người làm việc trong lĩnh vực Logistics cần bồi dưỡng cho mình những kỹ năng cần thiết
Khả năng xây dựng kế hoạch dự phòng
Nếu muốn thành công trong lĩnh vực Logistics thì các chuyên gia cần phải có cho mình khả năng thu nhỏ và trực quan hóa các quy trình từ đầu đến cuối. Những chuyên gia về chuỗi cung ứng sẽ thành công nếu biết lường trước những gì có thể xảy ra với tất cả mọi thứ từ khâu đóng gói đến khâu giao hàng.
Chính vì thế, những người làm hậu cần phải có được khả năng xây dựng cho mình kế hoạch dự phòng để cho chuỗi cung ứng được hoạt động suôn sẻ và liên tục. Việc lập kế hoạch trước chính là một phần quan trọng của Logistics.
Khả năng thích ứng nhanh với công việc
Một điều quan trọng trong ngành Logistics chính là khả năng thích ứng và linh hoạt khi nhắc đến số lượng thay đổi mà các chuyên gia cung ứng sẽ phải đối mặt.
Với xu hướng hiện nay chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp thì đòi hỏi những chuyên gia trong ngành này cần phải có khả năng thích ứng khi tổ chức với quy trình trong công ty luôn thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển.
Luôn bình tĩnh dưới mọi áp lực
Ngành Logistics có môi trường làm việc với nhịp độ rất nhanh và mỗi bước sẽ phụ thuộc vào việc hoàn thành của các bước trước đó vì thế khi làm việc sẽ có đi kèm một áp lực đáng kể.
Vì thế, các chuyên gia trong ngành này muốn thành công thì một khi đã đưa ra được quyết định cũng sẽ lường được trước các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giám sát.
Kỹ năng giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả
Nếu bạn muốn theo đuổi và thành công trong lĩnh vực Logistics thì cần phải có được khả năng giải quyết vấn đề tốt. Chuyên gia quản lý của ngành này luôn đòi hỏi phải biết phân tích và giải quyết có vấn đề, có kiến thức nền vững chắc về phát triển kinh doanh, thông tin vận hành cũng như tâm lý học,...
Phải có thái độ trung thực
Một khi đã làm việc trong lĩnh vực Logistics hay bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đòi hỏi người nhân viên cần có thái độ trung thực. Những người thiếu đi sự trung thực, liêm chính trong công việc thường sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho công ty trong hiện tại cũng như tương lai.
Trong ngành này, niềm tin được xây dựng chính là giúp cho công ty có thể củng cố được mối quan hệ với khách hàng cũng như nâng cao vị thế của bạn trước mắt các nhà tuyển dụng.
Liên tục cải thiện hiệu quả công việc
Công việc về ngành Logistics đòi hỏi bạn phải có hiểu biết sâu rộng đồng thời còn cho bạn biết phạm vi và động lực của các mục tiêu để có thể cải tiến quy trình liên tục và gặt hái được thành công. Việc cải tiến này được xem là một chu trình không bao giờ kết thúc và bắt buộc bạn phải thay đổi, cải thiện mới có thể thành công.
Thành thạo trong việc quản lý dự án
Các nhân viên trong ngành này được các chuyên gia đánh giá là có khả năng tổ chức và định hướng công việc tốt. Nếu là nhân viên thì phải có khả năng lên kế hoạch công việc trong ngày cũng như hoàn thành nhiệm vụ của bản thân một cách hiệu quả nhất. Nếu là những người quản lý thì đòi hỏi phải có kỹ năng tổ chức, phối hợp với một số người và nhóm khác nhau.
Có khả năng quản lý và giải tỏa căng thẳng
Không phải lúc nào Logistics cũng suôn sẻ mà không phải gặp bất cứ trở ngại nào. Chính vì thế những người nhân viên này cần phải có khả năng xử lý nhanh căng thẳng với môi trường có cường độ làm việc cao.
Xem thêm: Giải pháp giảm tải gánh nặng từ chi phí Logitics với ngành nông nghiệp
Tâm Phạm