Lối thoát nào cho ngành dệt may châu Á

05:52 | 23/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Thương mại toàn cầu trong ngành may mặc “gần như sụp đổ trong nửa đầu 2020” là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.
Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có số lượng công nhân dệt may lớn của thế giới. Năm 2019, khu vực này đã tuyển dụng khoảng 65 triệu công nhân dệt may, chiếm 75% tổng số công nhân của ngành trên toàn cầu.
 
Nghiên cứu 10 nước sản xuất mặt hàng này nhiều nhất trong khu vực gồm: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định, người lao động, doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do doanh số bán lẻ tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt giảm mạnh.
 
Ngành dệt may châu Á khi liên tục điêu đứng vì COVID-19
Nhận định về ngành dệt may châu Á trong năm 2020 của ILO không khả quan
 
Nguyên nhân cho sự sụt giảm này là bởi nhập khẩu hàng may mặc của các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật đều giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, nhập khẩu hàng may mặc của Liên minh châu Âu (EU) giảm 46%, 47%, 27% lần lượt trong các tháng 4, 5, 6 so với cùng kỳ năm ngoái. Con số giảm ở Mỹ lần lượt là 37%, 51%, 32% cùng thời gian.
 
Tính đến tháng 9/2020, gần một nửa số việc làm trong các chuỗi cung ứng dệt may đều phải phụ thuộc vào nhu cầu hàng dệt may của người tiêu dùng tại các nước phải áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất mà tại đó doanh số bán lẻ đã giảm mạnh. Năm 2019, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tuyển dụng khoảng 65 triệu công nhân dệt may, chiếm 75% tổng số công nhân dệt may trên toàn thế giới.
 
Ngành dệt may châu Á khi liên tục điêu đứng vì COVID-19
Phụ nữ là đối tượng ảnh hưởng nặng nhất trong cơn bão suy thoái của ngành dệt may
 
Bên cạnh đó, báo cáo cũng xác định phụ nữ là đối tượng bị tác động nặng nề nhất từ cuộc suy thoái ngành dệt may này bởi họ vốn là đối tượng chiếm số đông trong lực lượng lao động trong ngành dệt may. Tình trạng cho công nhân nghỉ việc tạm thời và sa thải nhân công tăng mạnh chưa từng có tiền lệ. Còn những nhà máy có thể hoạt động trở lại đa phần chỉ hoạt động với số lượng nhân công đã bị cắt giảm so với trước.
 
Bà Chihoko Asada Miyakawa, Giám đốc ILO khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh, các chính phủ, người lao động, người sử dụng lao động và các bên liên quan khác trong ngành phải cùng nhau tìm cách xử lý những tình huống chưa từng có tiền lệ này và chú trọng hơn đến con người cho ngành dệt may.
 
Thanh Thùy (T/h)